Nghề Điều dưỡng và những câu chuyện “làm dâu trăm họ”


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Xã hội ngày càng đòi hỏi cao hơn từ người thầy thuốc, người chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong suy nghĩ chung của nhiều người, bác sĩ, y tá là nghề “hái ra tiền”. Mấy ai biết rằng, có những hy sinh thầm lặng theo họ suốt trong quãng đời đã mang lấy nghiệp vào thân.

Điều dưỡng - nghề "làm dâu trăm họ"

Điều dưỡng – nghề “làm dâu trăm họ”

Mỗi người chúng ta khi lớn lên và trưởng thành đều phải lựa chọn cho riêng mình một con đường để đi. Đánh dấu con đường ấy chính là một cái “Nghề”. Vì sao người ta lại gọi là Nghề nghiệp vì cái nghề chính là cái nghiệp sẽ đi theo mỗi chúng ta cả một đời người. Và có khi nào bạn nghĩ bạn sẽ lựa chọn một nghề nghiệp đòi hỏi một sự tận tâm chu đáo mà không phải mọi người ai cũng ghi nhận, một nghề nghiệp mang đầy những nguy hiểm với nguy cơ lây nhiễm nhiều thứ bệnh tật khác nhau… Vậy mà có rất nhiều người đã lựa chọn đi trên con đường ấy – nghề Điều dưỡng.

Tình cờ tôi đọc được một cuốn sách, một cuốn sách tự truyện của Tilda Shalof – một nữ Điều dưỡng. Đó là những câu chuyện diễn ra thường ngày trong bệnh viện: Một cậu bé bị phình mạch và bố mẹ cậu giờ đây phải đối mặt với một quyết định mang tính sống còn, một bà mẹ đã tỉnh lại sau khi người ta đã kéo cô ra khỏi căn nhà đang cháy, cô đã sống – nhưng con cô thì không… và những Y tá đã chăm sóc họ cũng như giúp họ vượt qua nối đau tinh thần như thế nào!

“Cuốn sách này là nỗ lực nhằm giải thích tại sao tôi không cảm thấy công việc của mình đau buồn hay phiền muộn – tại sao trong thực tế, tôi còn thấy nó đầy cảm hứng, thách thức, và không bao giờ hết những điều hấp dẫn. Nghề Điều dưỡng không những đã cho tôi cơ hội để nắm bắt những kỹ năng chuyên môn mà còn vì trưởng thành với tư cách một con người, đối mặt sự yếu đuối của bản thân và trên hết là được làm việc với những con người là những người bạn rộng lượng và tận tâm, đồng thời cũng là những chuyên gia với tài năng phi thường trong nghề nghiệp…”. Đó là những chia sẻ của Tilda Shalof, dẫu bạn không lựa chọn đi trên con đường ấy, nhưng hãy đọc để cùng chia sẻ những gian nan vất vả cũng như sự nhiệt huyết tràn đầy yêu thương của các Điều dưỡng viên – những thiên thần áo trắng!

Điều dưỡng “nghề làm dâu trăm họ”

Người ta ví điều dưỡng là “nghề làm dâu trăm họ”, bởi đối tượng mà điều dưỡng tiếp xúc chính là người bệnh. Mà người bệnh thì không ai giống ai, từ bệnh tình đến suy nghĩ, thái độ, cách cư xử và để gần gũi, hiểu được điều người bệnh muốn, không phải là chuyện dễ. Nếu không có một tình yêu nghề, yêu người thực sự, họ đã không chọn nghề này…

Là một người đã có kinh nghiệm 40 năm gắn bó với nghề điều dưỡng, từ những năm còn trong chiến tranh gian khổ, đến những ngày hòa bình lập lại và cho đến hôm nay – khi đất nước đang ngày càng “thay da đổi thịt”, cô Nguyễn Thị Bích Ngọc – trưởng Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt chia sẻ:

“Cô đã chứng kiến trong 40 năm làm điều dưỡng của mình. Có những chuyện khó nói khi điều dưỡng khác giới chăm sóc bệnh nhân, những hiểu lầm và có cả những biểu hiện không hợp tác của người bệnh. Cô nhớ mãi câu chuyện của một Điều dưỡng nam dù không được coi trọng nhưng vẫn âm thầm, nhẹ nhàng với công việc của mình. Câu nói của cậu điều dưỡng ấy chính là bài học mà cô hay lấy làm tấm gương khi đào tạo các điều dưỡng trẻ “Chị có thể không tôn trọng em thế nào cũng được, nhưng xin chị tôn trọng chiếc áo mà em đang mặc, đó là tất cả những gì tốt đẹp nhất em có được”.

Người ta nói, Điều dưỡng là nghề làm dâu trăm họ quả thật đúng như vậy. Làm nghề Điều dưỡng ngoài tình yêu nghề, có lương tâm nghề nghiệp, còn phải biết nhẫn nại, lắng nghe và thấu hiểu bệnh nhân. Một Điều dưỡng viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ: “Phải có tính nhẫn nại để ai nói gì mình cũng ráng nhịn. Lúc đau đớn nhiều người không kiềm chế được bản thân, đôi khi có những câu nói, lời lẽ xúc phạm đến mình. Mình phải đặt mình vào tâm trạng bệnh nhân lúc đó để hiểu họ, nhẹ nhàng động viên họ cố gắng vượt qua đau đớn… Đến khi bình tĩnh trở lại, họ mới hiểu ra, nhiều người đã đến xin lỗi và còn cảm ơn mình đã giúp họ…”.

Nghề Điều dưỡng đáng được cả xã hội trân trọng

Nghề Điều dưỡng đáng được cả xã hội trân trọng

Còn lắm nhọc nhằn, thấu nhiều đắng cay

Nhọc nhằn, vất vả cũng là câu chuyện của những Điều dưỡng viên ở các Bệnh viện nói chung. Nhiều Điều dưỡng viên cho biết, họ chạy như con thoi cả ngày lẫn đêm. Có khi ở Khoa phẫu thuật, ngoài thay băng, truyền dịch, cho thuốc, chuẩn bị đưa đi mổ, Điều dưỡng viên có khi túc trực trong phòng mổ 3-5 tiếng để theo bác sĩ hết ca mổ. Có những ca mổ phức tạp kéo dài nên việc nhịn đói cũng là chuyện bình thường. Ngoài những nhọc nhằn vất vả về công việc, thì Điều dưỡng viên cũng phải chịu nhiều áp lực. Bởi cuộc sống bình thường đã mỗi người một tính,  làm nghề chăm sóc bệnh nhân cũng giống làm dâu trăm họ, chăm người bệnh còn vất vả hơn người bình thường và nhiều khi do đau đớn, họ lại càng khó tính hơn.

Theo ý kiến của một số chuyên gia Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ,tại Việt Nam, mặc dù trình độ đào tạo và phạm vi thực hành của Điều dưỡng hiện nay đã có nhiều thay đổi, song trong nhận thức chung về vai trò của người Điều dưỡng chưa được cập nhật phù hợp với thực tế. Phần đông vẫn chưa coi trọng và thậm chí khá khắt khe những người điều dưỡng. Chính điều đó đã tạo áp lực vô hình lên đôi vai những con người thầm lặng này. Nghề cao quý lắm, nhưng vất vả, đắng cay vẫn còn nhiều…

Thầy thuốc là phải “yêu thương người bệnh như chính người thân của mình”, Điều dưỡng cũng phải thế vì họ cũng là thầy thuốc. Thế nhưng trong thực tế, ở đâu đó vẫn còn một số Điều dưỡng làm việc với thái độ rất lạnh lùng, thờ ơ… trước sự đau đớn, thắc mắc của bệnh nhân. Tại một số bệnh viện, ý kiến phản ánh của bệnh nhân về thái độ phục vụ không tốt của Điều dưỡng vẫn còn, đó là điều làm đau đầu những người quản lý. Điều đáng mừng là, những người điều dưỡng có thái độ “hờ hững” như trên chỉ là số ít. Vẫn còn đó những người Điều dưỡng tận tâm trong công việc, đối đãi với người bệnh chân tình, cởi mở. Họ chính là người chia sẻ với nỗi đau của người bệnh, giúp đỡ, động viên người bệnh yên tâm điều trị để sớm phục hồi sức khỏe.

Còn có những người thực sự tâm huyết với nghề Điều dưỡng thì tôi tin rằng, xã hội công nhận vai trò của họ, bệnh nhân yêu quý họ và niềm tin của người dân Việt Nam về nghề điều dưỡng, về những “lương y” ngày càng vững chắc hơn.

Nguồn: caodangykhoa.vn