Nghề Y được mệnh danh là nghề cao quý vì cứu giúp người bệnh khỏi Thần chết nhưng cũng là nghề phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, từ mầm bệnh truyền nhiễm và cả thân nhân người bệnh.
Người làm nghề y sợ điều gì?
Về mặt chuyên môn thì người thầy thuốc sợ bị cấp trên đánh giá năng lực chuyên môn Y khoa yếu kém, không được giao bệnh nhân cho điều trị, không được cho đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc thù nghề y là phải học suốt đời, phải luôn học tập từ những tiến bộ của Y khoa thế giới để áp dụng trong công tác điều trị chẩn đoán bệnh. Người làm Nghề Y không có học hàm học vị cao cũng khó “hành nghề” để mưu sinh ngoài thời gian công tác ở Bệnh viện.
Nỗi sợ đường dây nóng?
Người thầy thuốc cảm thấy mệt mỏi nhất mỗi khi bị bệnh nhân phản ánh lên đường dây nóng của cơ quan Y tế. Mỗi khi người thầy thuốc bị bệnh nhân phản ánh về thái độ phục vụ, về kỹ năng chuyên môn y khoa thì chưa biết đúng sai, gần như mặc nhiên dư luận coi là Thầy thuốc sai. Mà đã sai thì phải “tạm dừng” công việc thường nhật để phục vụ điều tra làm rõ phản ánh của Nhân dân. Mỗi lần có tin bị bệnh nhân “Tố”, Bác sĩ chìm trong sự cô độc còn bệnh nhân khi nghe nói bác sĩ này bị kiện, bị kỷ luật thì xa lánh dù chưa biết thực hư thế nào. Nếu phản ánh có “tiêu cực đúng” thì đã đành nhưng nếu đó là tin thất thiệt thì bao nhiêu thiệt hại về vật chất, tinh tình người Thầy thuốc cũng phải tự chịu. Chưa kể nghề y là nghề cũng có tính rất cạnh tranh từ những bác sĩ có nhiều “đối thủ” cạnh tranh.
Nỗi sợ bị đền tiền?
Người làm nghề y thì thường xuyên phải chứng kiến cái chết. Mà chết thì có nhiều kiểu chết. Chết vì bệnh. Chết vì rượu. Chết vì gái. Chết vì nợ là cái chết “đáng sợ nhất”. Đó là Bệnh nhân vì lý do gì đó trốn viện không thanh toán viện phí: Đền tiền hoặc phạt không được thưởng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồi cơm của gia đình thầy thuốc. Người Thầy thuốc còn sợ Bảo hiểm y tế xuất toán do sai sót của mình thì cũng phải đền tiền.
Nhưng nỗi sợ lớn nhất của người làm nghề y là: Sự cố y khoa. Ngày nay chuyện Bác sĩ hay bệnh viện phải bồi thường cho người bệnh không còn là hiếm nhưng nếu đúng là những sai sót đó do chuyên môn tay nghề thì đã đành chấp nhận nhưng ở Việt Nam còn có một loại “đền tiền đặt biệt” là cứ mỗi khi bệnh nhân có vẻ chuẩn bị khiếu kiện: Đền luôn cho khỏi “lằng nhằng” chưa cần biết ai đúng ai sai vì họ sợ thành “người nổi tiếng” bất đắc dĩ trên mặt truyền thông.
Học Nghề Y có cần phải học Võ?
Người làm Nghề Y không chỉ phải đối mặt với vô số hiểm nguy từ các mầm bệnh truyền nhiễm mà còn phải đối mặt với nạn bạo hành của thân nhân người bệnh. Trên báo chí đã đăng tải có những trường hợp người nhà bệnh nhân xông cả vào bệnh viện chửi bới, hành hung nhân viên Y tế. Khi ai đó đánh chửi, nhân viên Y tế thì xã hội cho rằng đấy là do họ bị bức xúc hoặc do tình trạng bệnh lý kiến họ bột phát nên thông cảm. Còn nếu Y Bác sĩ khi bị đánh mà tự vệ lại thì xã hội quy kết là vi phạm nghiêm trọng y đức người thầy thuốc. Nên có người nói đùa rằng, học nghề y phải học kèm võ thuật. Loại võ không dùng để dánh mà dùng để “Né”.
Nghề Y là nghề cao quý chữa bệnh cứu người mà Thầy thuốc phải chịu đựng, chìm ngập trong sợ hãi. Chính vì vậy, có một thực tế là nhiều bác sĩ khuyên con cái mình thôi đừng học y khoa, đừng làm bác sĩ nhưng vì sao nghề y lại là ngành học mà năm nào thí sinh cũng đổ xô theo học với điểm chuẩn đầu vào đại học – Cao đẳng Y khoa cao ngất ngưởng?
Học nghề Y vì sẽ nhanh giàu?
Chưa bao giờ người làm nghề y giàu, mà trên thế giới hay ở Việt Nam cũng chưa có đại gia nào là Bác sĩ. Nhiều người quan niệm nghề y là nghề sẽ không bao giờ bị thất nghiệp do gắn liền với chu kỳ sinh – lão – bệnh – tử của con người. Từ lúc ở trong bụng mẹ đến khi trào đời rồi về với cát bụi con người luôn phải cần tới thầy thuốc. Cuộc sống của người làm nghề y không giàu có nhưng lúc nào cũng ở mức trung lưu ổn định trong xã hội.
Đó là lý do các bạn trẻ đang đổ xô nộp đơn đăng ký học Cao đẳng Y Hà Nội tại địa chỉ số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (Gần cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: – 09.8258.8258.