Nghề y là nghề đặc biệt vì trước hết nó cao quý đối với những ai không may mắc bệnh phải vào viện thì mới hiểu sức khoẻ là vô giá. Nghề Y được xã hội quan tâm đặc biệt vì nên người làm Nghề Y được gọi là Thầy thuốc.
Ước mơ làm thầy thuốc của sinh viên Y khoa
Xem thêm:
- Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội năm 2016 dự kiến lấy bao nhiêu điểm?
- Thời gian xét tuyển Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội năm 2016?
Chúng ta đều biết, sức khỏe là vốn quý nhất của con người nên từ xa xưa, y học nhân loại phát triển đã có những tiêu chí riêng cho người làm nghề thầy thuốc. Hải Thượng Lãn Ông từng nói: “Suy cho cùng tôi hiểu rằng: sống chết trong một tay mình nắm, phúc họa trong một tay mình giữ”. Do vậy, ngành y không có chỗ cho những người không có thể kiến thức không đầy đủ, đạo đức không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám học đòi làm nghề y cao quý?. Sau này, ngành y đưa tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy: “Phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn…”. Nghị quyết số 46 NQ/TW năm 2005 của Bộ Chính trị cũng đã khẳng định: “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”.
Nghề Y cũng là nghề khắc nghiệt?
Với một Bác sĩ chuyên khoa để làm được việc khám, chẩn đoán, điều trị tốt thì phải trải qua khoảng 10 năm rèn luyện trong môi trường y khoa với cường độ cao. Không những vậy người làm nghề y phải luôn cập nhật kiến thức mới có thể làm chủ tiến bộ kỹ thuật y học.
Đối với một cán bộ Trung cấp y tế luôn luôn phải học tập, làm việc suốt đời để phục vụ công việc chăm sóc, phục hồi sức khoẻ người bệnh. Người làm việc trong ngành y luôn phải làm việc với cường độ cao, liên tục cả ngày đêm đến kiệt sức. Người lao động trong lĩnh vực Y tế thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh tật do tiếp xúc với bệnh dễ lây, hóa chất độc hại, chất thải Y tế nguy hiểm… nên Nghề y được coi là một nghề đặc biệt. Nghề y đặc biệt ở chỗ là đòi hỏi người hành nghề phải tận tụy với công việc, hy sinh cả những giây phút đoàn viên trong những ngày Lễ, Tết thậm chí kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật các con cũng hiếm khi có mặt đầy đủ nếu cả 2 vợ chồng cùng làm nghề y. Sự hy sinh ấy đang diễn ra từng giờ, từng phút, ở khắp mọi miền Tổ quốc từ hải đảo xa xôi đến vùng sâu, miền núi nhưng người làm nghề y được gì?
Ngành Y sướng hay khổ
Người làm Nghề Y luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội vì thế áp lực công việc cũng rất nặng nề. Nghề Y cũng rất đặc biệt hơn những ngành nghề khác trong sự vận hành của cơ chế thị trường. Mọi người đi làm ai cũng vì cơm áo, gạo tiền để lo cho cuộc sống gia đình nhưng người làm nghề y thì “phải sạch” không được “kiếm tiền” làm giàu. Vì xã hôi không coi ngành y thực sự là ngành “dịch vụ chăm sóc sức khoẻ” phải trả phí sòng phẳng mà xã hội mặc nhiên coi ngành y là một dạng “phúc lợi” mà Nhà nước phải bao cấp. Cứ mỗi lần tăng viện phí là xã hội thi nhau “ném đá”, họ không cần hiểu và cũng không muốn hiểu không một Nhà nước nào có thể bao cấp được NGÀNH Y. Nếu người dân sử dụng dịch vụ y tế đúng đủ theo giá trị thực thì ngành y không thể tái đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại, đào tạo các bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhân viên y tế giỏi để chăm sóc điều trị tốt nhất cho Nhân Dân.
Nỗi lo toan cuộc sống gia đình cùng những khó khăn, vất vả, căng thẳng trong công việc bắt người thầy thuốc phải tự đấu tranh ranh giới giữa đạo đức nghề nghiệp với lợi ích vật chất của cuộc sống đời thường. Mối quan hệ giữa thầy thuốc, người bệnh nên có sự thay đổi theo hướng coi người bệnh là khách hàng để phục vụ thượng đế của mình xứng đáng với đồng tiền bát gạo mà họ bỏ ra chứ không phải “phục vụ theo kiểu ban ơn”. Mặt khác, ngành y và thầy thuốc phải nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế, yếu kém để quyết tâm khắc phục. Người thầy thuốc phải luôn biết tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao y đức và chuyên môn nghề nghiệp, phải biết vượt qua cám dỗ vật chất đời thường, hết lòng vì Y Nghiệp nhưng có thể kiếm tiền bằng mồ hôi sức lao động, trí tuệ của mình một cách sòng phẳng chứ không phải bằng cách “nhận thư cảm ơn” của người bệnh.
Người thầy thuốc có Y Đức không chỉ là người có tinh thần thái độ phục vụ tốt, hết lòng với bệnh nhân mà còn phải là người giỏi Y Thuật và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ người bệnh tốt hơn.
Xã hội hãy đồng cảm với người làm nghề y, chia sẻ với nỗi vất vả của người Thầy thuốc và công bằng, khách quan với những gì còn hạn chế trong ngành y để họ làm tròn bổn phận người Thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân.
Ý thức được sâu sắc việc nâng cao chất lượng ngành y tế là nhiệm vụ cấp thiết của cả nền Y tế nước nhà. Cao đẳng Y Hà Nội đã liên tục đổi mới đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế. Nếu bạn có nhu cầu học ngành Y Dược hãy liên hệ:
Cao đẳng Y Hà Nội : Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 09.8258.8258