Phương án thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ được điều chỉnh như thế nào?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Kì thi THPT quốc gia năm 2018 đã chính thức kết thúc, tuy nhiên những hệ lụy mà chúng để lại đang đặt ra một câu hỏi lớn cho toàn ngành Giáo dục là phương án thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ được điều chỉnh ra sao?

Phương án thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ được điều chỉnh như thế nào?

Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đại diện các cục, vụ chức năng của Bộ GD&ĐT đã tiến hành trao đổi với một số chuyên gia đầu ngành về các phương án mới nhằm giải quyết những hạn chế và hoàn thiện hơn cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Khắc phục những lỗ hổng trong phần mềm tuyển sinh THPT quốc gia

Sau khi mùa tuyển sinh năm học 2018 đã gần kết thúc, nhiều các chuyên gia đầu ngành nhận định và bày tỏ quan điểm của mình là cần phải thay đổi phần mềm tuyển sinh đang áp dụng hiện nay. Vì qua kì tuyển sinh năm 2018 vừa qua, ai trong chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy được một điều rằng phần mềm hiện tại đã bộc lộ những sự thiếu chặt chẽ, khó kiểm soát và có thể xảy ra tiêu cực như ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La… Chính vì thế mà các chuyên gia đã đề xuất, cần phải kéo dài thời gian làm nhiệm vụ của giám thị coi thi. Cụ thể, sau khi kết thúc kì thi THPT quốc gia, giám thị của cả bên địa phương lẫn của trường đại học sẽ tiến hành quét bài thi của thí sinh thành file ảnh và chuyển dữ liệu về cho Bộ GDĐT. Sau đó, tất cả bài thi của các em thí sinh sẽ được niêm phong và được đặt tại sở GDĐT trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng. Bộ GDĐT sẽ là đơn vị trực tiếp đứng ra tổ chức chấm thi về phương diện quản lí để tăng tính khách quan của kì thi quốc gia.

Cùng với đó, bài thi của thí sinh sẽ được làm phách, kể cả phiếu trả lời bài thi trắc nghiệm. Đặc biệt là có thể xây dựng làm phách điện tử. Theo đó, máy tính sẽ chia hai phần đó là thông tin thí sinh và nội dung bài thi. Hai phần này sẽ có những mã hóa riêng sao cho thống nhất để ghép lại được sau khi chấm xong. Bài thi khi được chuyển cho trung tâm chấm sẽ chỉ có nội dung chứ không biết của thí sinh nào, qua đó sẽ đảm bảo được tính công bằng cho tất cả các thí sinh, Ông Hoàng Đức Thắng – Trường phòng đào tạo tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TP HCM Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bày tỏ quan điểm.

Khắc phục những lỗ hổng trong phần mềm tuyển sinh THPT quốc gia

Giảm tỉ lệ điểm học bạ trong mùa tuyển sinh năm học tới

Tiếp tục bày tỏ băn khoăn trong buổi họp này, một tiến sĩ ngành Giáo dục chia sẻ: “Điều tôi còn băn khoăn nhất hiện nay chính là tỉ lệ điểm học bạ đang chiếm khoảng 50% trong tổng số điểm để xét công nhận tốt nghiệp cho các em thí sinh”. Theo thống kê, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp năm 2018 nếu chỉ dựa vào kết quả THPT, không được cộng điểm học bạ thì toàn quốc chỉ đạt 46,38%. Một số tỉnh miền núi rất thấp như Sơn La: 12,71%; Hà Giang 14,14%. Tỉ lệ này của năm 2017 cũng cho thấy các tỉnh này đạt tỉ lệ rất thấp.

Trong khi, với quy chế mà Bộ GD&ĐT đang ban hành, để tính điểm công nhận tốt nghiệp thì bao gồm cả điểm học bạ và điểm thi thì tỉ lệ tốt nghiệp THPT của cả nước là 97,57%. Điều này cho thấy “phao cứu sinh” là điểm của học bạ hiện đang chiếm một phần rất lớn. Từ đó, ông kỳ vọng trong thời gian tới việc xét tỉ lệ tốt nghiệp THPT ở nước ta hiện nay sẽ dựa kết quả thi THPT quốc gia và giảm dần tỉ lệ điểm học bạ.

Tăng cường chất lượng đề thi

Theo thông tin mà bản tin Cao đẳng Y khoa cập nhật, cũng trong cuộc gặp gỡ này, TS Lê Thống Nhất cho hay, kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã bộc lộ ra nhiều điểm còn yếu kém, đặc biệt là ở năng lực ra đề thi. Cụ thể như đề toán thì quá khó, giống với cấu trúc của đề thi đại học hơn là một kỳ thi 2 trong 1 như tiêu chí mà Bộ GD&ĐT đưa ra. Trong khi đó, TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho rằng ra đề thi phải đạt chuẩn và đảm bảo tính công bằng cho mọi thí sinh, không thể để tình trạng năm trước đề dễ, năm sau đề quá khó.

Tăng cường chất lượng đề thi, chấm và coi thi trong năm 2019

Nhiều đại biểu cũng đưa ra ý kiến thống nhất, trong kì thi THPT quốc gia năm 2019 Bộ GDĐT cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng trong khâu ra đề thi, mở rộng thêm ngân hàng câu hỏi, phát động phong trào các giáo viên đóng góp cho ngân hàng đề thi… Yêu cầu của đề thi cần ổn định, đạt ngưỡng chuẩn đối với mọi thí sinh, đánh giá được đúng kiến thức, năng lực của số đông học sinh để xét tốt nghiệp và đạt đúng tiêu chí là kì thi 2 trong 1.

Tuy nhiên, tất cả những thông tin trên đây đều mới chỉ là các ý kiến đóng góp, chưa có quyết định chính thức. Vì thế các thí sinh cần cập nhật tin tức hàng ngày trên các trang mạng, các trang tin giáo dục uy tín để đảm bảo thông tin xác thực cho mình.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Hà Nội