Nóng: Hàng loạt tân sinh viên bị “sập bẫy” khi thuê nhà trọ


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của các bạn trẻ lần đầu xa nhà, nhiều đối tượng đã tung ra chiêu lừa cho thuê nhà trọ khiến nhiều tân sinh viên dễ dàng “sập bẫy”.

Nóng: Nhiều tân sinh viên bị “sập bẫy” khi thuê nhà trọ

Rất nhiều bạn trẻ đã gọi đến đường dây nóng tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ về các vấn đề nhập học của tân sinh viên, theo đó vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là nhiều sinh viên đang bị các đối tượng “cò mồi” nhà trọ lừa đoạt chiếm tiền tài sản.

Từ quỵt tiền đặt cọc

Theo thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật thông tin trên mạng, một bạn sinh viên tại Hà Nội đã đến một căn nhà được rao cho thuê trên địa bàn quận Cầu Giấy. Tại đây, bạn sinh viên đã gặp một người đàn ông trung niên nhận là chủ căn nhà. Ông ta cho biết do nhà cho thuê đang khan hiếm, hiện chưa có phòng trống nên nếu muốn thuê, bạn sinh viên này phải đặt cọc số tiền là 500.000 đồng và 4 ngày sau quay lại ký hợp đồng, khi đó có phòng sẽ giao. Đúng hẹn, bạn sinh viên này đến ký hợp đồng thì chủ nhà nói vài ngày nữa mới có người chuyển đi nên phải đợi. Theo đó, bạn sinh viên này chia sẻ: “Em không đồng ý và yêu cầu trả lại tiền đặt cọc thì chủ nhà kiên quyết không trả vì cho rằng em là người phá vỡ cam kết. Giấy đặt cọc tiền là giấy viết tay do bên cho thuê giữ nên em cũng không biết làm thế nào để đòi lại tiền”

Không chỉ một mà rất nhiều bạn sinh viên khác đã rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ngoài quỵt tiền đặt cọc, một thủ đoạn khác mà bên cho thuê nhà thường áp dụng là khi đến hẹn, khách thuê trở lại để ký hợp đồng, bên thuê sẽ đưa ra hàng loạt các khoản chi phí phát sinh như tiền gửi xe, tiền mặt bằng, tiền truyền hình cáp, Internet, tiền đăng ký tạm trú, camera an ninh… khiến nhiều sinh viên phải “bỏ của chạy lấy người”. Ngoài ra, một số bạn sinh viên làm tình nguyện trong các Kỳ thi THPT Quốc gia cho biết, trong quá trình đi thuê phòng trọ đã không ít sinh viên đã phải thanh toán một khoản tiền không nhỏ cho “cò” nhà trọ. Với chiêu trò tìm thông tin nơi cho thuê phòng trọ và đăng lên các trang web và mạng xã hội, khi có người liên hệ, “cò” sẽ dẫn đến xem phòng. Sau đó, không cần biết bên thuê có thuê được nhà trọ hay không, “cò” sẽ đòi thanh toán một khoản tiền gọi là tiền giới thiệu hay khoản tiền đưa đi, đón về.

Sinh viên cần chú ý khi tìm hiểu các thông tin về nhà trọ

Điều đáng chú ý là một số “cò” còn sử dùng thủ đoạn một nhà giới thiệu cho rất nhiều người để thu phí. Nếu không thận trọng, các tân sinh viên sẽ rất dễ gặp phải các đối tượng này. Vì thế, các sinh viên nên đi cùng người quen để tránh gặp phải những đối tượng xấu này.

Nhiều gia đình cho thuê nhà trọ “treo đầu dê, bán thịt chó”

Ngoài hình thức quỵt tiền phòng trọ trắng trợn thì rất nhiều gia đình cho thuê nhà trọ còn dán tờ rơi thông báo cho thuê phòng trọ ở vị trí gần các trường đại học, cao đẳng hoặc đăng tải trên mạng xã hội với những thông tin khá hấp dẫn như “phòng trọ giá rẻ, giờ giấc tự do, lối đi riêng, wifi, gần trạm xe buýt, giữ xe miễn phí…”. Tuy nhiên khi đến xem phòng trọ thì bên thuê sẽ được dẫn đến những căn phòng khang trang, rộng rãi nhưng có giá rất phải chăng. Nếu đồng ý thuê, bên cho thuê sẽ yêu cầu bên thuê đặt cọc một khoản tiền từ tương đương với một tháng tiền phòng để giữ chỗ. Tuy nhiên với tâm lý sợ mất phòng giá tốt nên không ít tân sinh viên đã nhanh chóng đặt cọc. Đến ngày nhận phòng, một số bạn với té ngửa khi phòng trọ thực chất chỉ bằng một phần so với phòng trọ mẫu đã được xem, thậm chí còn xập xệ, cũ nát nên không muốn thuê phòng nữa. Lấy lý do bên thuê tự ý hủy giao kết, bên cho thuê không trả lại tiền đặt cọc.

Tân sinh viên có thể ở ký túc xá hoặc thuê các khu trọ được người quen giới thiệu

Theo một số cựu sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội, với thủ đoạn này, không ít chủ nhà trọ đã ngang nhiên chiếm đoạt tiền của các tân sinh viên. Vì th, để tránh “tiền mất, tật mang”, tân sinh viên nên ở kí túc xá hoặc nhờ người quen, Đoàn thanh niên hỗ trợ tìm phòng trọ. Trường hợp tự đi thuê phòng, sinh viên cần tìm hiểu kỹ thông tin trên mạng, tham khảo ý kiến người dân xung quanh khu vực nhà trọ, không đặt cọc khi thấy có dấu hiệu lừa đảo. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, có chữ kí của của hai bên. Khi ký hợp đồng thuê nhà, bên thuê cần kiểm tra kỹ các điều khoản, đặc biệt là về giá cả, thời gian thuê, xem xét cẩn thận các thiết bị có trong phòng và tình trạng của chúng.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Hà Nội