Giảm điểm ưu tiên đại học để tạo sự công bằng cho thí sinh


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Điểm thay đổi quan trọng trong quy chế tuyển sinh năm 2018 là giảm điểm ưu tiên khu vực giảm xuống một nửa để bảo đảm công bằng trong tuyển sinh.

Để tạo công bằng cho tất cả thí sinh trên cả nước, cách cộng điểm năm nay sẽ điều chỉnh để cho phù hợp hơn

Thí sinh thành phố trượt vì không có điểm ưu tiên

Như trước đó ban tuyển sinh Cao đẳng Y đã đưa tin, năm nay về cơ bản quy chế kỳ thi sẽ không có gì thay đổi nhiều, điểm thay đổi duy nhất là sẽ điều chỉnh điểm ưu tiên đại học. Theo quy định mới, điểm ưu tiên KV cao nhất là 0,75 điểm dành cho thí sinh KV1. Điểm ưu tiên cho thí sinh KV2 nông thôn, KV2 lần lượt là 0,5 và 0,25 điểm, tức giảm một nửa so với quy định hiện hành. Như vậy, sau gần 15 năm duy trì ổn định, mức điểm chênh lệch giữa 2 KV ưu tiên đã hạ xuống chỉ còn một nửa. Bộ GD&ĐT thừa nhận chính sách ưu tiên thời gian gần đây đã bộc lộ những hạn chế. Thực tế, chính sách ưu tiên được ban hành là để bảo đảm công bằng về cơ hội học tập nhưng ở một số trường hợp đã cho thấy sự mất công bằng.

Ví dụ điển hình nhất là việc năm 2017 có thí sinh đạt số điểm tuyệt đối nhưng vẫn trượt nguyện vọng 1 do không được cộng điểm ưu tiên. Tại ĐH Y Hà Nội, gần 90% thí sinh trúng tuyển là nhờ điểm ưu tiên. Riêng ngành Bác sĩ Đa khoa có đến hơn 95% thí sinh trúng tuyển vào trường năm 2017 có điểm cộng ưu tiên. Điều này không chỉ tạo ra sự thiếu công bằng cho những thí sinh khác mà còn gióng lên một hồi chuông cảnh báo về việc chất lượng đào tạo cũng sẽ khó đảm bảo khi những thí sinh giỏi đã bị lọt ra ngoài chỉ vì lý do không có điểm ưu tiên. Các thí sinh ở thành phố có rất ít cơ hội vào các trường “hot” do “thua” các học sinh khác vì không có điểm ưu tiên khu vực. Thực tế, Bộ GD&ĐT cũng đã thành lập tổ công tác nghiên cứu về các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh trước khi đưa ra chủ trương giảm một nửa số điểm ưu tiên khu vực.

Phân tích từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 cho thấy, mức điểm ưu tiên hiện hành ở KV1, KV2-NT và KV2 đối với các thí sinh trúng tuyển từ mức 20 điểm trở lên đã làm cho khu vực được ưu tiên có điểm cao hơn vùng học thực lực, gây ra mất công bằng. Với các thí sinh trúng tuyển từ mức 27 điểm trở lên, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển ở KV1 tăng đột biến, trong khi tỷ lệ thí sinh trúng tuyển ở KV3 giảm đáng kể. Khi chưa tính điểm ưu tiên KV, thí sinh KV3 (thí sinh thành phố không được cộng điểm ưu tiên) chiếm ưu thế về điểm số so với thí sinh KV1.

Nhiều thí sinh thành phố đã bị trượt vì không được cộng điểm ưu tiên

Tác động đến hơn 80% thí sinh

Mới đây tin giáo dục đã dưa ra con số thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy trên 80% thí sinh đang hưởng chế độ ưu tiên. Vì vậy, việc giảm điểm ưu tiên giữa các khu vực xuống chỉ còn một nửa sẽ tác động mạnh đến các thí sinh này. Đặc biệt trong năm nay dự đoán kỳ thi sẽ tăng độ khó hơn năm trước. Cũng theo nhiều ý kiến của các chuyên gia thì việc thay đổi chính sách ưu tiên để vừa tạo điều kiện cho học sinh vùng sâu, vùng xa nhưng vẫn thu hút được sinh viên giỏi vào những trường tốp đầu. Dễ thấy việc cộng quá nhiều điểm ưu tiên thì sẽ tạo ra sự mất công bằng đối với các thí sinh không được cộng điểm.

Để giải quyết được vấn đề trên, ngoài việc rút ngắn khoảng cách điểm ưu tiên giữa các KV, đối với các ngành “hot”, các trường nên dành 50% chỉ tiêu đầu tiên cho những thí sinh có điểm cao nhất (không cộng điểm ưu tiên). 50% còn lại dành cho những thí sinh chưa đạt điểm chuẩn được phép cộng điểm ưu tiên để “thi đấu” với nhau để tạo sự công bằng

Nguồn: caodangykhoa.vn