Vì sao đa số Điều Dưỡng giỏi muốn bỏ nghề?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Gắn bó với nghề Điều Dưỡng viên ở bệnh viện ấy gần 10 năm nhưng đã có lúc chị P. tủi thân đến nỗi dằn vặt trước ý định bỏ nghề Điều Dưỡng. Vì sao thế?

Vì sao đa số Điều Dưỡng giỏi muốn bỏ nghề?

Vì sao đa số Điều Dưỡng giỏi muốn bỏ nghề?

Đây cũng là câu chuyện chung của nhiều Điều Dưỡng viên vừa mới ra trường lẫn có nhiều kinh nghiệm. Áp lực, mệt mỏi và những công việc không tên khi phục vụ bệnh nhân cứ dồn lên đầu Điều Dưỡng viên khiến họ kiệt quệ và đã từng có lúc nào đó cũng muốn bỏ cuộc.

Hầu hết Điều Dưỡng viên đều đã từng muốn bỏ cuộc

Đó là thực tế nhất để chứng minh rằng nghề Điều dưỡng viên là công việc không hề đơn giản với nhiều người. Nếu không đủ sức khỏe, bản lĩnh và sức chịu đựng thì chẳng thể nào trụ lại được với cái nghề này. Chỉ vài ba hôm, thậm chí học mấy năm trời ở Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì cũng đổ hết công sức và tiền bạc xuống sông xuống bể. Chị Lan, một Điều Dưỡng viên dày dặn kinh nghiệm, tính đến nay kể từ ngày ra trường, chị đã có thâm niên công tác tại bệnh viện được gần một thập kỷ. Nếu 10 năm với các nghề khác là những chặng đường trưởng thành, phát triển, là những thăng trầm để có được một vị trí lãnh đạo. 10 năm là sự chuyển mình đầy nhanh chóng của Giáo viên, Kế toán, Nhà Báo…nhưng tuyệt nhiên không đúng với nghề Điều Dưỡng viên. Cái nghề “làm dâu trăm họ” ấy với chị Lan hay một ai khác đã rèn rũa nên những đức tính tuyệt vời. Đó là tài sản lớn nhất chứ chưa hẳn là vị trí lãnh đạo, nguồn thu nhập cao hay một cái danh hão. Chị Lan đã dành 13 năm cuộc đời để vừa học vừa gắn bó với công việc phục vụ, chăm sóc, túc trực không biết bao nhiêu bệnh nhân. Từng ấy thời gian đã cho họ có được một bản lĩnh thép để đối mặt với muôn vàn thử thách trong cuộc sống gia đình lẫn ngoài xã hội.

Với chia sẻ của anh H. một học viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội học buổi tối thì nghề Điều Dưỡng viên ở Việt Nam chưa được đãi ngộ xứng đáng mà khối lượng công việc ngày càng lớn nên nhiều người muốn bỏ nghề. Mặc dù rất yêu nghề nhưng với một người 10 năm gắn bó như chị Lan cũng khó tránh cảm giác chạnh lòng, kiệt sức đến mức không còn muốn cố gắng phấn đấu cho cái nghề ấy nữa. Nhọc nhằn, vất vả, cam chịu là những từ đúng nhất để nói về những con người đang làm nghề phục vụ, chăm sóc người bệnh ở nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh.

Hầu hết Điều Dưỡng viên đều đã từng muốn bỏ cuộc

Điều dưỡng viên là công việc khá vất vả

Chấp nhận làm Điều Dưỡng viên là chấp nhận thiệt thòi

Kể về con đường trở thành một Điều Dưỡng viên của mình, chị Lan nhìn tôi với ánh mắt long lanh và trực trào khá nhiều tâm sự. Chị kể: từ bé chị đã yêu nghề Y, Dược nhưng đến một lần đến bệnh viện để khám bệnh được một chị Điều Dưỡng hỏi han, quan tâm chị vẫn yêu màu trắng của bệnh viện nhưng màu trắng ấy là Đồng phục của các cô Điều dưỡng viên chứ không phải là của bác sĩ, Y tá, Hộ sinh, Hộ lý….Và thế là ước mơ lớn của cô bé nhỏ đang dần lớn lên và đã thành hiện thực. Chị đăng ký ngành Điều Dưỡng rồi miệt mài với đống sách vở, tài liệu rồi cặm cụi từng đêm trực đêm ở bệnh viện. Cứ thế chị xin được vào bệnh viện lớn ở nội thành Hà Nội. Từ ngày đi làm, cứ thấy chị là bà con lối xóm lại tấm tắc khen “Cái Lan giỏi thế, làm Điều Dưỡng viên thì có việc gì cũng nhờ được, đúng là đẹp cả người cả nết”. Màu áo trắng tinh khôi ấy đã nuôi lớn ước mơ của chị và những hoài bão cống hiến cho bệnh nhân. Sáng dạy từ lúc 5 giờ hơn, đi quãng đường hơn 20 cây số từ nhà đến bệnh viện. Có mặt ở bệnh viện vào lúc 7 giờ, công việc đầu tiên của chị và các Điều Dưỡng viên trong khoa cũng như các sinh viên Văn bằng 2 Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội học buổi tối – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là đến từng giường bệnh hỏi han bệnh nhân, thay băng, tiêm hoặc truyền dịch… cho bệnh nhân nếu có y lệnh và chỉ đạo của bác sĩ điều trị.

Điều dưỡng viên là những người trực tiếp làm công tác chăm sóc sức khỏe bệnh nhân

Điều dưỡng viên là người trực tiếp làm công tác chăm sóc sức khỏe bệnh nhân

Chị Lan làm ở khoa đặc thù với nhiều đối tượng bệnh nhân bị chấn thương đầu, cột sống, điều trị hậu phẫu sau tai nạn, u não… nên lúc nào cũng ở trong trạng thái sẵn sàng và căng đầu lên trước những âm thanh đau đớn kêu la của bệnh nhân không chỉ ngày mà cả đêm. Dường như hôm nào chị đi trực đêm là thức suốt đêm vì bệnh nhân đau đơn cần cái này rồi cần cái kia, cứ có việc là người nhà chạy đi tìm Điều Dưỡng viên cần sự trợ giúp. Vậy nên chị em ở đây lúc nào cũng phải căng mình lên để làm việc hết công suất chứ chẳng có mấy lúc nghỉ ngơi. Chị kể, có hôm đang trực thì nghe thấy tiếng bệnh nhân la hét ở phòng bệnh, chạy vội xuống thì người nhà bảo vì đau xương không ngủ được nên kêu la. Và còn nhiều nhiều nữa những câu chuyện xót xa mà những người Điều Dưỡng viên vẫn phải một mình chịu đựng. Cứ quần quật như thế, nhưng hễ sểnh ra làm điều gì đó sai sót là bệnh nhân lại quát mắng, sỉ vả, thái độ khinh khi khó chịu. Nhiều hôm chị chẳng còn muốn tiếp tục đến viện, tiếp tục công việc vốn đã là niềm đam mê của mình. Chị vẫn khuyên các em sinh viên thực tập rằng, nếu đủ vững tin, đủ yêu nghề thì hãy cứ theo Điều Dưỡng viên. Bởi cái nghề ấy có thể dạy các em bài học của sự kiên trì, nhẫn nại và cố gắng không mệt mỏi. Đã là một Điều Dưỡng viên giỏi không điều gì có thể làm bạn gục ngã được.

Trang Minh – Caodangykhoa.vn.