Sử dụng thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não Piracetam sao cho hiệu quả?


1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Piracetam là thuốc được sử dụng trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não và một số bệnh lý khác, tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ngộ độc và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não Piracetam sao cho hiệu quả?

Sử dụng thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não Piracetam sao cho hiệu quả?

Dược sĩ Lê Thị Thắm giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, Piracetam tác dụng trực tiếp đến não để làm tăng hoạt động của vùng đoan não (vùng não tham gia vào cơ chế nhận thức, học tập, trí nhớ, sự tỉnh táo và ý thức). Trên thị trường hiện nay có 2 dòng thuốc Piracetam là: Piracetam 400mg và Piracetam 800mg. Thuốc Piracetam có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén Piracetam 800mg;
  • Viên nang Piracetam 400mg;
  • Dịch truyền 12 g/60 ml.

Chỉ định sử dụng Piracetam

Do Piracetam có tác dụng làm tăng hoạt động của vùng đoan não nên thuốc được sử dụng trong điều trị chứng chóng mặt nhiều ở những bệnh nhân có rối loạn tiền đình, hoặc ở những bệnh nhân tuổi cao suy giảm trí nhớ. Piracetam được sử dụng cho những người cao tuổi mắc chứng suy giảm trí nhớ, chóng mặt, kém tập trung, hoặc thiếu tỉnh táo, thay đổi khí sắc, rối loạn hành vi, kém chú ý đến bản thân, sa sút trí tuệ do nhồi máu não nhiều ổ.

Piracetam cũng được sử dụng cho những bệnh nhân bị thiếu máu não cục bộ cấp, việc sử dụng Piracetam đối với những bệnh nhân này cần được xem xét thật kỹ cả về tuổi tác và mức độ nặng nhẹ lúc đầu của tai biến là các yếu tố quan trọng nhất để tiên lượng khả năng sống sót sau tai biến đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp.

Đối với những bệnh nhân nghiện rượu nặng và mắc chứng loạn thần do rượu cũng có thể sử dụng được Piracetam. Ngoài ra, Piracetam còn được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm (piracetam có tác dụng ức chế và làm hồi phục hồng cầu liềm in vitro và có tác dụng tốt trên người bệnh bị thiếu máu hồng cầu liềm). Ở trẻ em điều trị hỗ trợ chứng khó đọc. Piracetam cũng được sử dụng bổ trợ trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não.

Thuốc cũng có chống chỉ định với các bệnh nhân sau:

  • Người bệnh suy thận nặng (hệ số thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút).
  • Người mắc bệnh Huntington.
  • Người bệnh suy gan.

Piracetam được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau

Piracetam được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Piracetam

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, liều thường dùng là 30 – 160 mg/kg/ngày, tùy theo chỉ định. Thuốc được dùng tiêm hoặc uống, chia đều ngày 2 lần hoặc 3 – 4 lần. Nên dùng thuốc uống nếu người bệnh uống được. Cũng có thể dùng thuốc tiêm để uống nếu như phải ngừng dùng dạng tiêm. Trường hợp nặng, có thể tăng liều lên tới 12 g/ngày và dùng theo đường truyền tĩnh mạch.

Ðiều trị dài ngày các hội chứng tâm thần thực thể ở người cao tuổi: 1,2 – 2,4 g một ngày, tùy theo từng trường hợp. Liều có thể cao tới 4,8 g/ngày trong những tuần đầu.

Ðiều trị nghiện rượu: 12 g một ngày trong thời gian cai rượu đầu tiên. Ðiều trị duy trì: Uống 2,4 g/ngày.

Suy giảm nhận thức sau chấn thương não (có kèm chóng mặt hoặc không): Liều ban đầu là 9 – 12 g/ngày; liều duy trì là 2,4 g thuốc, uống ít nhất trong ba tuần.

Thiếu máu hồng cầu liềm: 160 mg/kg/ngày, chia đều làm 4 lần.

Ðiều trị giật rung cơ, piracetam được dùng với liều 7,2 g/ngày, chia làm 2 – 3 lần. Tùy theo đáp ứng, cứ 3 – 4 ngày một lần, tăng thêm 4,8 g mỗi ngày cho tới liều tối đa là 20 g/ngày. Sau khi đã đạt liều tối ưu của piracetam, nên tìm cách giảm liều của các thuốc dùng kèm.

Piracetam được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí nhớ

Piracetam được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí nhớ

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng Piracetam

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng Piracetam mà bệnh nhân có thể gặp phải như:

  • Ảo giác, khó giữ thăng bằng hoặc mất thăng bằng khi đứng, lo lắng, bồn chồn, hoang mang, bối rối, mất ngủ, trầm cảm;
  • Cảm thấy bị ốm, đau đầu, sưng da thường vùng da xung quanh mặt, ban da, ngứa.
  • Phản ứng dị ứng, khó thở, sưng và sốt;
  • Yếu người, chóng mặt;
  • Xuất huyết dưới da do cơ chế cục máu đông;
  • Tăng cân, đau dạ dày, tiêu chảy;

Khi thấy những dấu hiệu bất thường trên, bệnh nhân nên ngừng thuốc và liên lạc với các Bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm.

Thanh Mai – Cao đẳng Y tế Hà Nội tổng hợp