Nhiều cán bộ Y tế phải đối mặt rủi ro lây nhiễm HIV cao


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cán bộ Y tế đối mặt rủi ro lây nhiễm HIV

Hơn phân nửa số ca phơi nhiễm HIV là cán bộ y tế. Ngoài ra còn tiềm ẩn các rủi ro khiến nghề Y có tỷ lệ tai nạn nghề nghiệp cao ngất ngưỡng.

Nhiều cán bộ Y tế phải đối mặt rủi ro lây nhiễm HIV cao

Nhiều cán bộ Y tế phải đối mặt rủi ro lây nhiễm HIV cao

Chưa kể đến việc dễ bị phơi nhiễm hay lây nhiễm bệnh từ người bệnh hay môi trường bệnh viện mà chỉ xét về rủi ro khi hành nghề, bị người nhà hành hung thì mỗi năm, ngành Y tế đã có một con số cực “khủng” rồi. Vì thế, người làm nghề này lúc nào cũng phải đối mặt với những rủi ro.

Thầy thuốc dễ bị phơi nhiễm các bệnh lây truyền

Bên cạnh nghề công an hay cảnh sát hình sự thì khả năng bị lây nhiễm hay phơi nhiễm HIV ở nghề Y đang ở mức độ và tỷ lệ phơi nhiễm cao nhất. Tỷ lệ ấy là hơn 50% trong tổng số ca phơi nhiễm HIV trong thời gian gần đây. Điều này chắc hẳn các sinh viên của Cao Đẳng Y khoa phải biết rất rõ.

Họ vừa biết về kiến thức chuyên môn vừa cần phải biết về những nguy cơ bệnh tật khi đến với nghề.

Chị L. Một Điều Dưỡng viên giỏi ở khoa Cấp cứu ở bệnh viện lớn ở Cần Thơ) chia sẻ: Sau 15 năm cống hiến với nghề thầy thuốc, tốt nghiệprồi đi làm. Chưa bao giờ chị nghĩ bản thân chị lại mắc căn bệnh nguy hiểm như thế. HIV – là cái giá mà chị phải trả cho từng ấy năm phục vụ người bệnh, cống hiến hết mình với trách nhiệm của một người cán bộ y tế mẫn cán.

Thầy thuốc là cái nghề đối mặt với nhiều rủi ro

Thầy thuốc là cái nghề đối mặt với nhiều rủi ro

Thế nhưng, khi biết mình bị phơi nhiễm HIV từ một nữ bệnh nhân, chị buồn, chị thương và chị trách. Chị trách cái nghề chị đam mê mà đôi lúc cũng nghiệt ngã với chị đến thế. Tuy vậy chị vẫn luôn tự hào là sinh viên của Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội. Chị đã phải bất chấp sự cấm cản của gia đình, đánh đổi cả tình yêu thời phổ thông chỉ để học cái ngôi trường danh giá ấy. Những tưởng sau những mất mát, hi sinh, sau những cái giá đánh đổi chị sẽ nhận lại được nhiều.

Vậy nhưng, chị và gia đình chị lại đón nhận cái tin định mệnh ấy vào một chiều mưa lất phất, trời xám xịt và không một chút nắng. Màu trời cũng xám như màu đời của chị. Nhưng đổi lại, chị có tình thân từ đồng nghiệp, từ những người bác sỹ, y tá, điều đưỡng đã cùng chị bao phen chiến đấu với sự sống và cái chết. Bên chị còn có cả chồng và 2 thiên thần đáng yêu động viên và yêu thương. Chị vẫn còn tình thương từ bệnh nhân, dù vẫn còn những người xung quanh nói này nọ, đâu phải ai cũng biết vì đặc thù công việc mà chị nên nông nỗi vậy.

Nguy cơ tai nạn và những phán xét của người đời

Bác sỹ ở Thẩm Mỹ Viện Cát Tường đã và đang góp phần khiến cho hình ảnh của người làm nghề y trở nên méo mó hơn trong mắt thiên hạ. Chẳng thể giải thích nổi lúc ấy, ông ta có nghĩ mình là người thầy thuốc hay không nữa. Chỉ biết rằng, hành động mà người đàn ông này gây ra đã gắn thêm cho cán bộ ngành y nhưng từ không hay ho.

Nhưng còn các trường hợp khác vẫn lên báo nhan nhản rằng ở đây có vụ bác sỹ làm chết người, ở bệnh viện này có y tá tắc trách, ở bệnh viện khác có ca đỡ đẻ sai quy trình khiến sản phụ tử vong không rõ nguyên nhân.

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra với một thầy thuốc giỏi, dày dạn kinh nghiệm vì công việc đặc thù của họ rất nhạy cảm, chỉ cần 1 đường khâu không chuẩn cũng có thể làm chết người.

Dù cẩn thận, dù có tài giỏi đến thế nào đi chăng nữa thì tỷ lệ tai nạn nghề nghiệp trong nghề Y vẫn luôn thường trực. Muốn trụ vững và tránh tai nạn nhiều nhất thì bạn phải có “một cái đầu lạnh” để lạnh lùng, bình tĩnh đúng lúc và “trái tim nóng” để yêu thương và hết mình với người bệnh trong những lúc nguy khốn nhất.

Trang Minh – Caodangykhoa.vn