Muốn thành công không nhất thiết phải lựa chọn Đại học


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hàng năm, có rất nhiều cử nhân Đại học sau khi ra trường không thể tìm nổi cho mình một công việc, sở dĩ có những trường hợp như vậy là do các thí sinh lựa chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân và dư thừa nhân lực quá nhiều. 

Cân nhắc khi lựa chọn Đại học

Cân nhắc khi lựa chọn Đại học 

Rất nhiều phụ huynh vẫn mang nặng tâm lý nhất định con mình phải đỗ Đại học mà không nghĩ tới việc sau khi ra trường vẫn có thể thất nghiệp. Theo thống kê mỗi năm có khoảng 200.000 ngàn cử nhân Đại học trên cả nước thất nghiệp, đây là minh chứng trong việc chạy theo trào lưu bằng đại học nhưng ra trường không làm được gì, hơn nữa lại mất thời gian công sức, tiền bạc.

Cân nhắc khi lựa chọn Đại học 

Trong năm nay số điểm thí sinh đạt được trong kỳ thi THPT Quốc gia tương đối cao, điều này đã khiến cho năm nay xuất hiện những trường hợp dù được 30 điểm nhưng vẫn trượt Đại học, việc này gây ra sự hoang mang và lo lắng cho rất nhiều phụ huynh học sinh. Ngoài việc phải cân nhắc xác định ngành học thì tiêu chí về thời gian đào tạo và kinh tế cũng là một mối lo ngại đối với nhiều gia đình ở tầng lớp đô thị cũng như nông thôn. Các chủ trương chính sách đang nhắm đến nâng cao chất lượng đào tạo để giải bài toán chất lượng của đào tạo trình độ Đại học vì thế mà Bộ đã thúc dục các trường Đại học để tự chủ về kinh tế, tự chủ về tuyển sinh và mọi mặt để tránh bám vào ngân sách của nhà nước.

Không chỉ có vậy, các thí sinh đổ xô học những ngành như Ngân hàng, Kinh tế, Công nghệ thông tin… mà không nghĩ tới rằng xã hội đang dư thừa nhân lực, hậu quả dẫn đến là sau khi ra trường không thể xin được việc. Mặc dù giá trị của mỗi bằng cấp khác nhau nhưng vẫn phải tùy vào nhu cầu của xã hội đất nước đó. Nếu như việc học Đại học nhấn đến giải thích đến nghiên cứu, thì với các hệ đào tạo thấp hơn như cao đẳng và trung cấp lại nhấn đến thực hành nhiều hơn. Trong khi một xã hội như Việt Nam đang hướng đến một đất nước công nghiệp dĩ nhiên là cần những trình độ thực hành nhiều hơn là nghiên cứu.

Lựa chọn Cao đẳng để được thực hành, thực tế nhiều hơn

Lựa chọn Cao đẳng để được thực hành, thực tế nhiều hơn

Lựa chọn Cao đẳng để được thực hành, thực tế nhiều hơn

Đã có rất nhiều trường hợp dù có thành tích học tập giỏi, số điểm khá cao trong kỳ thi THPT Quốc gia đạt 24 – 25 điểm cũng đã lựa chọn học Cao đẳng thay vì Đại học, bởi lẽ việc được thực hành nhiều từ khi ngồi trên ghế Nhà trường sẽ giúp ích cho các thí sinh sau này. Ví dụ như tại Cao đẳng Y Hà Nội –  Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã có những trường hợp thí sinh đạt 25 điểm nhưng vẫn quyết định lựa chọn học Cao đẳng Dược. Theo như thí sinh này cho biết việc lựa chọn học Cao đẳng sẽ giúp em tích kiệm được thời gian hơn, chi phí học Cao đẳng cũng nhẹ nhàng hơn ở Đại học rất nhiều. Chỉ với 3 năm học tập tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sau khi ra trường em có thể tìm cho mình một công việc phù hợp, sau đó nếu có điều kiện sẽ liên thông lên Đại học hệ vừa học vừa làm. Đây chính là những cái lợi khi lựa chọn học Cao đẳng, trong khi đó thời gian học Đại học đặc biệt là ngành Y phải mất 4 đến 6 năm mới có thể cầm trên tay tấm bằng, mà hầu hết các công ty, doanh nghiệp hay bệnh viện họ đều yêu cầu phải có bằng cấp, do vậy em mới lựa chọn học Cao đẳng.

Thí sinh muốn vào Đại học cũng phải cần cân nhắc những thứ đó, khả năng bản thân cũng như năng lực của mình đối với nghề mình chọn, xã hội có đang thực sự cần nghề của mình. Một khi mình hiểu biết như vậy thì hãy đắn đo đến vấn đề tài chính kinh tế vì nó có liên quan đến thời gian đào tạo, con đường Đại học cũng không phải là duy nhất, thí sinh vẫn còn rất nhiều lựa chọn cho tương lai của bản thân mình.

Nguồn: Caodangykhoa.vn