Điểm thi THPT Quốc gia cao, các trường Top trên có nên thi sát hạch?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong năm 2017 kết quả kỳ thi TPHT Quốc gia khá cao, chính điều này đã khiến cho việc thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt Đại học xảy ra khá nhiều, vậy các trường Đại học thuộc Top trên có nên mở cuộc thi sát hạch?

Điểm thi THPT chỉ đáp ứng cho các trường Top giữa, Top dưới

Điểm thi THPT chỉ đáp ứng cho các trường Top giữa, Top dưới

Theo như ý kiến của TS Lê Viết Khuyến – Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT cho rằng: “Với hình thức thi như hiện nay, kết quả thi THPT quốc gia chỉ mới đáp ứng và thuận tiện cho công tác xét tuyển vào các trường ở top giữa và top dưới. Các trường top trên vẫn cần thêm những cuộc sát hạch riêng để tìm ra người thực tài, đáp ứng được chất lượng đầu vào cho mình”.

Điểm thi THPT chỉ đáp ứng cho các trường Top giữa, Top dưới

Theo thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có được điểm chuẩn cao ngoài do điểm thi cao hơn so với mọi năm thì còn do ngành “hot” và quy định không khống chế nguyện vọng trong khi chỉ tiêu lại bị khống chế nên các ngành “hot” sẽ càng “hot”. Kết quả thi THPT Quốc gia dường như chỉ mới đáp ứng và thuận tiện cho các trường ở top giữa và top dưới thôi. Còn đối với những trường top trên, có chất lượng đào tạo cao thì nên xem xét lại việc dựa vào điểm thi này.

Để có thể khắc phục tình trạng này cần xác định kết quả thi THPT chỉ phù hợp với các trường top dưới và top giữa. Các trường và ngành top trên cần thêm một kì thi nữa do trường quyết định. Điều này không nằm trong các điều cấm của Bộ mà chỉ là do các trường chưa làm mà thôi. Các trường cần lưu ý điểm này để khắc phục nhược điểm hiện nay là thí sinh điểm cao vẫn trượt hay phải áp dụng hàng loạt các tiêu chí phụ.

Nên mở cuộc thi sát hạch đối với các trường Top trên

Nên mở cuộc thi sát hạch đối với các trường Top trên

Nên mở cuộc thi sát hạch đối với các trường Top trên

Cũng theo ý kiến của TS Lê Viết Khuyến các trường Top trên nên có cuộc thi sát hạch giống như ở nước ngoài. Kỳ thi sát hạch riêng với đề bài riêng chứ không lấy chỉ dựa vào điểm tốt nghiệp THPT không thôi. Cách thức tổ chức có thể là từ điểm tốt nghiệp THPT, các trường top trên chọn ra một số lượng thí sinh nhất định, sau đó tổ chức sát hạch để tìm ra những em đạt yêu cầu, đảm bảo chất lượng đầu vào cho trường. Làm như vậy, sẽ tìm được những thí sinh thực sự có năng lực và không để xảy ra chuyện, 30 điểm vẫn trượt. Chính điều này khiến nhiều người thấy bất công và nên bỏ việc cộng điểm xét tuyển ưu tiên cho thí sinh.

Nhưng theo quan điểm của Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Quy định cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực ưu tiên đã được thực hiện từ rất nhiều năm nay. Quy định laf một hành động cụ thể hóa những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, con em dân tộc, thí sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn… có điều kiện sống, điều kiện học tập khó khăn hơn rất nhiều so với thí sinh sống ở thành phố.

Tuy nhiên khi chính sách chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước thay đổi sách quy chế tuyển sinh cũng phải theo đó mà thay đổi. Ví dụ những địa phương trước đây thuộc khu vực khó khăn, nay điều kiện kinh tế xã hội đã được cải thiện, không còn nằm trong danh sách các địa phương khó khăn thì việc cộng điểm ưu tiên đối với thí sinh cũng sẽ được điều chỉnh giảm.

Nguồn: Caodangykhoa.vn