Đối với sinh viên Y khoa ngoài việc học lý thuyết trên giảng đường Cao đẳng Y Hà Nội tại 101 Tô Vĩnh Diện thì còn phải tham gia trực bệnh viện cùng các Bác sĩ chuyên khoa để thực tế công việc ngành Y.
Áp lực về thời trực bệnh viện?
Việc sinh viên học ngành y phải trực bệnh viện là chuyện đương nhiên khi các em sang năm học thứ 2 trở đi. Lúc này sinh viên Y khoa đã học qua một số học phần chuyên môn như Y học cơ sở đến bệnh học nội khoa, ngoại khoa, chuyên khoa. Các em đã có kiến thức Y lý tương đối vững vàng nên Cao đẳng Y Hà Nội đã bố trí cho các em thường xuyên thực tập thực tế ở bệnh viện để việc học ngành y đi đôi với thực hành y khoa. Theo Bác sĩ CKII Linh Thị Công cho biết việc thực hành Y khoa là vô cùng quan trọng để các em không chỉ giỏi về Y lý mà còn phải giỏi cả Y thuật mới làm việc được trong ngành y tế. Thời gian các bạn sinh viên Y khoa phải trải qua khi đi trực tại các bệnh viện là thời gian các em học được nhiều nhất các kỹ năng làm việc thực tế ngành y, tiếp xúc thực tế với người bệnh – đối tượng được điều trị.
Sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội cho biết: Việc đi trực Bệnh viện luôn luôn là việc được ưu tiên hàng đầu trong quá trình học tập ngành điều dưỡng. Vì nếu không chăm chỉ theo các thầy trực ở trong bệnh viện thì sẽ không học được nhiều. Có những bạn sinh viên lần đầu vào trực phòng cấp cứu thấy cảnh “xương, máu” sợ quá về không ăn nổi cơm nhưng dần rồi cũng quen và trở nên bạo dạn hơn.
Với các bạn sinh viên Cao đẳng Y Khoa Hà Nội, khi đi trực ở bệnh viện thường từ 6 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau. Nếu là ngày lễ hoặc thứ 7, chủ nhật sẽ trực cả ngày do phải tăng cường cùng các y bác sĩ ở Bệnh viện. Điều kiện vật chất dành cho sinh viên y khoa thực tập không mấy tiện nghi do Bệnh viện thường quá tải đến bệnh nhân còn chẳng có giường nằm thì lấy đâu ra phòng nghỉ cho sinh viên nghỉ ngơi.
Sinh viên Cao đẳng Y Hà Nội chịu áp lực từ cả bác sĩ và bệnh nhân?
Điều kiện ăn uống và nghỉ ngơi trong quá trình thực tập không mấy dễ chịu, nhưng đó chưa phải là tất cả áp lực mà sinh viên Trường Cao đẳng Y Hà Nội phải nếm trải. Một bạn sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Đôi khi áp lực về tinh thần mới là áp lực nặng nhất trong quá trình học thực tế ở Bệnh viện. Nhiều sinh viên Y khoa cảm thấy áp lực nhất chính là kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống trong Ngành Y. Nhiều lúc do lung túng, bỡ ngỡ làm sai bị các bác sĩ mắng thì cũng thấy áp lực nhưng áp lực lớn nhất lại xuất phát từ người bệnh.
Một nữ sinh viên y khoa khác chia sẻ thêm:“Lần đầu tiên mình đi trực Bệnh viện, mình phải tiêm vào gần chỗ “nhạy cảm”, mình run quá nên lúng túng trước người bệnh. Mình tiêm cho họ và cảm thấy họ rất đau, mình sợ … Có những người bệnh vì đau nên họ tỏ ra rất khó chịu. Điều đó làm mình rất áp lực nhưng dần cũng quen vì kỹ năng ngày càng thuần thục hơn.
Áp lực nghề y tạo nên thầy thuốc giỏi?
Những khó khăn về điều kiện vật chất, những áp lực về tinh thần đang dần tạo nên những cán bộ Y tế tương lai vững tay nghề, tâm trong sáng.
Muốn học giỏi nghề y thì phải trực bệnh viện nhiều, thức khuya nhiều, phải chịu nhiều áp lực từ các Bác sĩ và cả từ người bệnh. Điều gì đã khiến sinh viên ngành y vui vẻ chấp nhận chọn nghề y có quá nhiều áp lực? Chịu áp lực chính là vì thuộc tính của nghề y. Làm nghề y không chịu được áp lực trước người bệnh thì sẽ không thích nghi được với nghề và sẽ nhanh chóng bị đào thải. Chỉ những ai đang làm nghề y thì mới hiểu được những khó khăn, vất vả của nghề y. Đi làm từ 6 giờ sáng, chỉ được nghỉ trưa 1 tiếng rưỡi sau đó lại phải làm việc liên tục trước sức ép công việc quá tải và áp lực của các Bác sĩ, áp lực của thân nhân người bệnh, áp lực của ĐƯỜNG DÂY NÓNG – BỘ Y TẾ.
Người làm nghề y phải vượt qua bao khó khăn vất vả chỉ bởi họ có một trái tim nhân hậu, có cái đầu thông minh để học nghề y, bởi ngành Y là một ngành rất khó. Những sinh viên Ngành Y phải học tập hết mình, dâng hiến tuổi thanh xuân của mình để học kiến thức y khoa. Những áp lực mà họ phải trải qua bây giờ sẽ giúp họ trở thành những cán bộ Y tế giỏi Y thuật – giàu Y đức. Mong rằng xã hội thấy những áp lực công việc mà họ phải trải qua để thông cảm với những khiếm khuyết trong quá trình lao động phục vụ Nhân dân.
Nếu bạn có một trái tim nhân hậu muốn học ngành y để trở thành cán bộ Y tế giỏi. Hãy đăng ký học Cao đẳng Y Hà Nội tại địa chỉ Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Điện thoại tư vấn: – 0964.524.343.