Để đạt điểm cao bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên không khó!


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Từ năm 2017, Thí sinh sẽ được chọn lựa 2 bài thi tổ hợp tự nhiên và xã hội, vì thế hôm nay các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ gợi ý cách làm bài thi tổ hợp này để thí sinh đạt điểm số cao nhất.

Để đạt điểm cao bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên không khó!

Để đạt điểm cao bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên không khó!

Theo nguồn Tin Giáo dục mới nhất, từ năm 2017 các thí sinh làm bài thi THPT Quốc gia sẽ được lựa chọn 2 tổ hợp bài thi tự nhiên và xã hội hoặc khoa học xã hội cùng 3 môn thi bắt buộc là Ngữ Văn, Toán và Ngoại ngữ. Vì thế, hôm nay các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý một số cách làm bài giúp thí sinh để đạt điểm cao bài tổ hợp khoa học tự nhiên. Theo đó, tổ hợp bài thi khoa học tự nhiên gồm các môn thi Vật lý, Sinh học và Hóa học. Dựa theo cấu trúc đề thi do Bộ công bố thời gian vừa qua thì việc đạt điểm cao môn học này cũng không phải quá khó nhưng để giúp các thí sinh vừa có thể ôn luyện kiến thức vững chắc, vừa thuần thục kỹ năng làm bài thì các giảng viên của Trường sẽ gợi ý một vài “mẹo nhỏ” để các thí sinh hoàn thành bài thi tổ hợp nhanh và chính xác nhất.

Môn Vật lý thí sinh nên làm từ dễ đến khó

Theo lời khuyên của các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đề thi môn Vật lý nằm trong tổ hợp khoa học tự nhiên nên vẫn sẽ sắp xếp theo thứ tự từ câu dễ đến câu khó. Do đó, để dành điểm cao cho môn thi Vật lý này thì các thí sinh không cần đọc hết đề mà nên đọc kỹ 1 lượt từ trên xuống, làm ngay từng câu, tô ngay vào đáp án. Câu nào có những “dấu hiệu” bất thường là những câu dễ đánh lừa hoặc những câu khó thì các thí sinh có thể làm sau hoặc khoanh lại để tránh nhầm lẫn. Ngoài ra, đề thi môn Vật lý nếu rơi vào phần vẽ thì các thí sinh phải vẽ thật nhanh chóng và nắm vững các thông số mà hình vẽ đưa ra.

Môn Vật lý thí sinh nên làm từ dễ đến khó

Môn Vật lý thí sinh nên làm từ dễ đến khó

Sinh học: Tăng cường đọc hiểu, vận dụng

Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn sinh học về cơ bản không khác quá nhiều so với môn Hóa học và Vật lý. Do đó, để đạt điểm thi cao nhất thì các thí sinh cần nắm rõ kiến thức cơ bản của môn học, sau đó mở rộng kiến thức ra bên ngoài. Theo đó, các thí sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản, coi kiến thức trong sách giáo khoa là nền tảng để khi gặp câu hỏi vận dụng, dạng bài tập, dạng tích hợp kiến thức nhiều bài thì đã có kiến thức cơ bản để làm được.

Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Vật lý trị liệu cho biết, kiến thức cơ bản môn sinh học ở bậc THPT mà các thí sinh cần lưu ý là:

 Phần di truyền

  • Cơ chế di truyền ở mức độ phân tử
  • Cơ chế di truyền ở mức độ tế bào
  • Cơ chế di truyền ở mức độ cơ thể
  • Cơ chế di truyền ở mức độ quần thể

 Phần biến dị

  • Đột biến gien
  • Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (khái niệm – phân loại – cơ chế phát sinh – hậu quả – ý nghĩa)
  • Đột biến lệch bội
  • Đột biến đa bội

 Phần chọn giống: quy trình tạo giống dựa vào nguồn biến dị tổ hợp – bằng gây đột biến – bằng công nghệ tế bào – bằng công nghệ gien.

Phần tiến hóa

  • Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa theo thuyết tiến hóa của Darwin
  • Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất, tiến hóa của loài người.

Phần sinh thái: Nắm vững kiến thức cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.

Hóa học: Tích lũy điểm từ câu dễ

Hóa học: Tích lũy điểm từ câu dễ

Hóa học: Tích lũy điểm từ câu dễ

Để các thí sinh có thể làm tốt môn Hóa học trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, các giảng viên cũng đưa ra một số lời khuyên môn Hóa học để các thí sinh có thể đạt điểm cao cho môn học này như sau: Môn hóa học cấu trúc gồm 40 câu, trong đó 27 câu lý thuyết (67,5%) và 13 câu toán (32,5%). Độ khó được tăng dần từ trên xuống và yêu cầu mức độ hiểu nhận biết khoảng 5 điểm, đồng thời vận dụng mức độ vừa phải đến khó khoảng 4 điểm và vận dụng ở mức độ khó nhiều khoảng 1 điểm. Theo các chuyên gia đầu ngành Giáo dục nhận định, do tính chất của Kỳ thi vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển Đại học, Cao đẳng nên chắc chắn bài vẫn có sự phân hóa đảm bảo yêu cầu của Bộ. Khi các thí sinh làm theo thứ tự sẽ tích lũy những điểm từ các câu dễ đạt nhất. Để làm được các phần này, phần lớn chỉ yêu cầu kiến thức cơ bản và thí sinh có thể vận dụng ở mức độ dễ và vừa phải. Phần môn để phân hóa trình độ của học sinh xét tuyển Đại học, Cao đẳng đòi hỏi khả năng tư duy cao hơn vì thế khi làm bài các thí sinh nên làm phần lý thuyết trước, phần tính toán sau. Nếu nhận thấy yêu cầu kiến thức, giải quyết vấn đề ngoài khả năng của mình thì thí sinh nên dành thời gian quay lại các câu còn ngập ngừng, lúng túng ở mức độ dễ hơn.

Hi vọng những chia sẻ về cách làm bài thi môn khoa học tự nhiên sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các thí sinh để từ đó các thí sinh có thể vận dụng hiệu quả và đạt được số điểm như mong muốn.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Hà Nội