Có nên tách rời lại hai kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh Đại học?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sau khi kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, đã có một số ý kiến đề nghị tách rời hai kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh Đại học, ý kiến này đang dành được rất nhiều sự đồng ý từ phía lãnh đạo của các trường Đại học. 

Có nên tách rời lại hai kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh Đại học?

Có nên tách rời lại hai kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh Đại học?

Thông qua kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 cho thấy sự báo động về tình trạng các trường Đại học không tuyển sinh được, số lượng thí sinh ảo quá lớn, mặc dù đã thông báo xét tuyển bổ sung đợt 2 thế nhưng nhiều trường vẫn ngóng chờ thí sinh mà không thấy đâu. Chính vì vậy đã có ý kiến từ phía Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tại hội nghị tổng kết của Bộ GD&ĐT ngày 21/8 đề xuất tách hai kỳ thi, đang nhận được sự ủng hộ từ nhiều trường Đại học.

Tách hai kỳ thi trả lại quyền tuyển sinh cho các trường Đại học

Theo thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có được, ý kiến tách hai kỳ thi này được xem là chính xác và rất khoa học, công tác tổ chức, quản lý, giám sát nên giao về địa phương đối với thi tốt nghiệp THPT, các trường đại học lo thi tuyển sinh. TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo của ĐH Quốc gia TP.HCM, cho hay: “Các địa phương có thể giao thẳng về phòng GD&ĐT ở quận, huyện, kỳ thi này sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Thậm chí, chúng ta có thể bỏ thi tốt nghiệp THPT, chỉ dùng kết quả thi cuối năm lớp 10, 11, 12 để đánh giá, sẽ làm nhẹ gánh nặng cho xã hội”Còn kỳ thi Đại học nên giao về cho các trường Đại học tổ chức và giám sát.

Ví dụ cụ thể với ngành y và sư phạm, nếu chỉ xét đến yếu tố học giỏi để có thể làm bác sĩ, thầy giáo thì chưa đủ. Vì ngoài kiến thức, sinh phải có kỹ năng và quan trọng nhất là thái độ, lương tâm của nghề. Nếu chỉ dựa vào kết quả của một kỳ thi, trường y sẽ không tuyển được sinh viên như ý mà trường sư phạm cũng không tuyển được người mình cần.

Ý kiến này được rất nhiều trường Đại học đồng tình, đa số đều cho rằng hiện nay Bộ GD&ĐT đang ôm đồm quá nhiều việc, Bộ nên chỉ giám sát đưa ra quy định tiêu chuẩn còn quyền tuyển sinh nên trả lại cho cá trường Đại học. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng không nên bỏ kỳ thi TPHT Quốc gia, bởi nếu bỏ kỳ thi này tâm lý các thí sinh sẽ không chịu học, có thể dẫn tới tiêu cực.

Đại học Y Hà Nội công bố điểm chuẩn

Cần có hướng đi mới trong tuyển sinh Đại học

Cải cách giáo dục đang rơi vào vòng luẩn quẩn

Chúng ta cứ sử dụng một thang đo duy nhất như hiện nay rất nguy hiểm. Thang đo này càng hoàn thiện, càng tốt thì lại càng sai lầm. Nếu duy trì việc thi cử như hiện nay, rất có thể, chúng ta sẽ định hướng sai cho học sinh. Ba năm phổ thông học sinh sẽ chỉ miệt mài giải các câu trắc nghiệm mà không chú trọng năng lực học đại học. Sau khi đậu, điểm các em này có thể rất cao nhưng hoàn toàn không có kỹ năng để học và không đáp ứng được yêu cầu của ngành, nghề đào tạo.

Nhiều trường Đại học cho rằng, phương pháp cải cách giáo dục đang rơi vào vòng luẩn quẩn khi hết gộp lại tách, trong khi hiệu quả vẫn chưa thể nhìn rõ. Luật Giáo dục Đại học quy định rõ các trường đại học được quyền tự chủ tuyển sinh. Thế nhưng, con đường đi đến tự chủ hoàn toàn vẫn còn khó khăn với nhiều cơ sở giáo dục. Bởi lẽ không phải trường nào cũng đủ kinh phí để tự tuyển sinh, hơn nữa khâu ra đề là vô cùng quan trọng, đề thi cần được đánh giá, thẩm định và thông qua kiểm tra thực tế.

Tóm lại, việc thay đổi trong quy chế thi tách hai kỳ thi riêng biệt đang nhận được sự ủng hộ của đông đảo lãnh đạo các trường Đại học, sau kỳ thi năm nay Bộ GD&ĐT cần xem xét để có được những phương án tốt hơn, tránh tình trạng các trường Đại học trật vật không thể tuyển sinh được như trong năm nay.

Nguồn: Caodangykhoa.vn