Cảnh báo một số bệnh cần lưu ý cho trẻ em vào mùa thu


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thời tiết đã bắt đầu sang thu, nhiệt độ thay đổi đột ngột đây chính là cơ hội để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh cho trẻ được dịp “hoành hành”. Dưới đây là một số bệnh trẻ thường mắc vào mùa thu

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột vào mùa thu là cơ hội để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột vào mùa thu là cơ hội để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh

CẢNH BÁO MỘT SỐ BỆNH TRẺ EM THƯỜNG MẮC VÀO MÙA THU

  • Bệnh viêm phế quản

Theo Giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Hộ sinh tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là bệnh do vius hợp bào gây ra cho trẻ (chiếm đến 72% trường hợp). Viêm tiểu phế quản là tình trạng tắc nghẽn do sưng tấy hoặc chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất của các tiểu phế quản phía bên trong phổi. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm phế quản là do virus gây ra, mà điển hình là virus hợp bào hô hấp RSV (chiếm đến 72% trường hợp). Bệnh việm tiểu phế quản thường hay xảy ra ở trẻ em với độ tuổi dưới 2 tuổi.

Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có các biểu hiện như: sốt, ho, sổ mũi, thở khò khè và các vấn đề về hô hấp như sưng mũi, thở khò khè,… Khi thời tiết thay đổi đột ngột đặc biệt là trời lạnh trẻ rất dễ bị viêm tiểu phế quản nếu như ba mẹ không biết cách phòng và bảo vệ con đúng cách.

Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có các biểu hiện như ho, chảy nước mũi, sốt, khoảng 3-5 ngày bé ho ngày một nhiều hơn và xuất hiện thở khò khè hoặc thở rít. Khi đó ba mẹ cần chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Có thể làm thông thoáng mũi cho bé bằng cách nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý để đường thở của con được thông thoáng giúp bé dễ thở và bú tốt hơn. Khi trẻ có các dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái, có thể có biến chứng khi này cần cho trẻ nhập viện ngay để điều trị.

  • Bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là do virus gây ra, nguyên nhân chủ yếu là muỗi vằn truyền bệnh. Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt xuất huyết do virus, bệnh do muỗi truyền có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất và cuối hè, đầu thu, khi thời tiết bắt đầu sang mùa thu và nhiệt độ không khí ẩm thấp.

Trẻ bị sốt xuất huyết thường có các biểu hiện như: sốt cao (39-40 độ C), trong vòng 2-4 ngày có thể xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, chảy máu chân răng hoặc đại tiện ra máu,… sốt có thể kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối khoongn cho bé dùng thuốc hạ sốt loại aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho con uống thuốc hạ sốt loại paracetamol nhưng cần cân nhắc cân nặng và liều dùng hợp lý cho trẻ 15mg/kg cân nặng, sau đó nhanh chóng co con đến bệnh viện kịp thời để được xét nghiệm và điều trị tránh để lại các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

  • Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em bệnh do rotavirus gây bệnh. Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ vào thời điểm giao mùa từ hè sang thu. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Loại virus rota gây bệnh tiêu chảy thường xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng.

Trẻ bị tiêu chảy do rotavirus thường có các biểu hiện như: nôn, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé có thể ho, sốt nên nhiều ba mẹ thường dễ nhầm lẫn với bệnh viêm đường hô hấp, viêm mũi họng.

Tiêu chảy cấp thường kéo dài khoảng 3-7 ngày, trẻ bị tiêu chảy cấp thường mất nước, mất muối dẫn đến trụy mạch, thậm chí là tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Do đó ba mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận. Nên cho con uống dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, không pha loãng hay đặc quá. Nếu thấy trẻ mệt, không ăn uống gì, không chơi, nằm li bì, thì nên đưa con đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Trẻ có thể bị sốt phát ban

Sốt phát ban ở bé thường do virus sởi hoặc virus Rubella gây ra. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus Rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh.

Trẻ bị sốt phát ban thường có các triệu chứng: mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da bé sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở người và chân tay.

Bệnh sốt phát ban là một loại bệnh lây nhiễm do virus nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng. Khi trẻ bị sốt phát ban cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt đúng theo chỉ định của bác sĩ. Ba mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc cho con uống đặc biệt là không sử dụng các loại nước lá, thảo dược nào để tự ý điều trị cho bé mà nên cho con đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh VB2 Cao đẳng Hộ sinh

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh VB2 Cao đẳng Hộ sinh

  • Bệnh cảm cúm là bệnh thường gặp nhất

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất thường gặp, bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus cúm gây ra. Thông thường có 2 chủng virus cúm là cúm A và B.
Trẻ bị cảm cúm thường có các biểu hiện: Sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi thường kéo dài hơn các triệu chứng khác.

Cảm cúm có thể tự khỏi. Tuy nhiên để giảm khó chịu cần cho bé dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao từ 38.5 độ C trở lên, cho con uống nhiều nước, có thể nhỏ nước một vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để bé đỡ ngạt. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nặng hơn cần đưa trẻ đi khám để ngừa biến chứng.

  • Trẻ dễ mắc bệnh quai bị vào mùa thu

Bệnh quai bị ở trẻ em do virus gây ra, có thể biến chứng vô sinh nếu trẻ không được chăm sóc tốt và điều trị hiệu quả.
Quai bị là một bệnh do virus Paramyxovirus hoặc siêu vi gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào lúc giao mùa ở trẻ em độ tuổi từ 5-14 tuổi.

Trẻ bị quai bị thường có các biểu hiện như: sốt, mệt mỏi, ho, sau đó sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên. Sau 5-7 ngày bệnh có thể tự hết nếu bệnh chỉ nhẹ và diễn biến thông thường. Trong trường hợp nặng không được điều trị kịp thời tình trạng viêm sẽ nặng hơn, ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, có thể gây viêm tinh hoàn và biến chứng vô sinh ở nam giới. Khi thấy dấu hiệu của con nặng ba mẹ không nên chủ quan hay chần chừ cho con ở nhà đợi bệnh tự khỏi mà hãy cho con đi thăm khám sớm với bác sĩ để có biện pháp xử trí hiệu quả và kịp thời.

Nhìn chung các bệnh do virus nêu trên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau,… việc thăm khám sớm và điều trị kịp thời có thể ngăn chặn hoặc làm giảm các biến chứng xảy ra (nếu có) cho trẻ. Vì vậy trong thời tiết giao mùa ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, chăm sóc răng miêng và vệ sinh cho bé sạch sẽ. Bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho con. Đặc biệt là thường xuyên cho trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ và nên cho con đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895