Bí kíp ôn thi “sống còn” trong giai đoạn nước rút


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Gần 900.000 thí sinh trên cả nước sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Ở giai đoạn “nước rút”, ngoài kiến thức, kinh nghiệm là yếu tố quan trọng quyết định đỗ hay trượt.

Ở giai đoạn nước rút thí sinh nên ôn tập gì?

Ôn toán cần tư duy không dùng mẹo

Theo kinh nghiệm của giảng viên Cao đẳng Y thì việc học mẹo hay học tủ môn toán dưới hình thức thi trắc nghiệm sẽ không mang lại số điểm như mong muốn cho thí sinh. Vì thế giải pháp trong trường hợp này cần đặt ra là các em nên lướt lại toàn bộ kiến thức cần thiết cho kỳ thi, có thể xây dựng dưới dạng sơ đồ, sau đó xem phương pháp của mỗi dạng bài, câu hỏi để từ đó tự dánh giá lượng kiến thức của bản thân đang ở cấp độ nào. Thông thường trong đề toán từ câu 21 đến 35 thường đòi hỏi học sinh phải biết xử lý các dạng cơ bản và những câu hình ở phần này chưa mang tính biến đổi nhiều, học sinh trung bình hoàn toàn có thể “ăn điểm” phần hình mà không cần lo lắng.

Khi làm văn tránh dài dòng, lam man, thiếu ý

Môn ngữ văn không phải viết dài là điểm sẽ cao

Lan man, dài dòng, không cô đọng thường là những lỗi cơ bản mà trong quá trình làm bài thi môn văn các em hay mắc phải. Theo cấu trúc của đề thi môn văn trong kỳ thi THPT quốc gia thi khi làm bài các em lên đi thẳng vào vấn đề, để người chấm thi không mất thời gian và dễ dàng hiểu được ý diễn đạt của đề bài. Khi làm bài chỉ cần đề cập từ khóa của đáp án là có thể ghi điểm, vì vậy, cần đầu tư cho cho hệ thống ý và luận điểm để thuyết phục người đọc.

Tiếng anh cần luyện nhiều dạng đề

Trong giai đoạn ôn thi, việc luyện đề sẽ mang lại tác dụng hơn ôn tập kiến thức. Bởi sau mỗi đề thi, học sinh thấy được phần kiến thức nào mình nắm chắc, phần nào đang yếu để có kế hoạch tập trung khắc phục. Với những bài thi không cần điểm quá cao, học sinh nên rà soát phạm vi kiến thức cơ bản, chủ yếu là ngữ pháp và từ vựng thuộc phạm vi sách giáo khoa.

Với môn thi tiếng anh các em nên dành thời gian ôn nhiều dạng đề

Tổ hợp xã hội không nên học thuộc lòng

Bài thi Khoa học xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia là tổ hợp mới, bao gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, trong đó đặc thù của môn Lịch sử là hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian, thời gian, các em nên hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả. Với bài thi Địa lý, cần lưu ý cấu trúc đề thi Địa lý tự nhiên (7 câu), địa lý dân cư (3 câu), địa lý các ngành kinh tế (10 câu), địa lý vùng kinh tế (10 câu), thực hành (10 câu). Bài thi Giáo dục công dân cần phải biết liên hệ các tình huống thực tế.

Với những kinh nghiệm về cách ôn tập cho từng môn thi đã được các thầy cô Cao đẳng Dược tổng hợp hi vọng sẽ  giúp các em định hướng được rõ ràng trong việc ôn tập cũng như làm bài thi để đạt kết quả cao.

Nguồn: caodangykhoa.vn