“Bệnh lười” tuy không thể làm chết người thế nhưng nếu căn bệnh này để lâu sẽ gây ra những hậu quả to lớn về mặt tinh thần cũng như ảnh hưởng tới công việc, cùng học thầy Văn Như Cương cách chữa bệnh lười trong vòng 1 phút.
- Thi THPT Quốc gia 2018: Bài thi tổ hợp 3 môn chỉ lấy 1 điểm?
- Sinh viên Cao đẳng Dược học gì để thành công trong sự nghiệp
- Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược năm 2017 dành cho người đi làm
Học thầy Văn Như Cương cách chữa “bệnh lười” trong vòng 1 phút
Ngày 5/9 hàng năm như thường lệ là lễ khai giảng của tất cả học sinh trên cả nước, theo như thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có được, tại lễ khai giảng của Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), PGS Văn Như Cương – Chủ tịch HĐQT trường đã có những chia sẻ sâu sắc và ý nghĩa về căn “bệnh lười”.
Xác định mức độ “bệnh lười” của bản thân
Theo như những chia sẻ của PGS Văn Như Cương không chỉ riêng học sinh mà ngay cả các sinh viên hay người đi làm cũng dễ mắc phải căn bệnh này, đây là một trong những căn bệnh khá phổ biến đặc biệt là trong thời buổi công nghệ hiện nay, chúng ta đã lạm dụng quá nhiều tới máy tính, smartphone…
Căn bệnh này có các triệu chứng mà chúng ta thường gặp như: Lười học, lười làm bài tập, lười nghe giảng, lười phản biện, lười suy nghĩ, lười đọc sách, lười đặt câu hỏi “tại sao như vậy?” hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười lao động, lười làm việc chân tay, lười đọc kiến thức tham khảo, kể cả làm những việc phục vụ cho bản thân mình, lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể… “Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn. Nếu họ mắc phải bệnh lười biếng thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họ không suy nghĩ gì và không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.
Vậy muốn chữa được chứng “bệnh lười” thì việc đầu tiên đó là xác định được mức độ bệnh của bản thân, xem mình thuộc mức độ lười nào đặc biệt là những sinh viên học Cao đẳng Dược, việc ghi nhớ tên thuốc là một chuyện không hề đơn giản, chính vì thế chỉ cần suy nghĩ phải học thôi cũng khiến bạn mắc phải căn bệnh lười không đáng có.
Hãy chữa trị căn bệnh lười ngay từ bây giờ
Cách chữa căn “bệnh lười” trong vòng 1 phút
Sau khi đã phát hiện được mức độ “lười” của bản thân mình mới chớm hay đã nặng tới mức “lười chảy thây” thì cần phải tiến hành chữa bệnh, tuy nhiên nếu như là những căn bệnh thông thường có thể chữa trị bằng cách tới bệnh viện, uống thuốc… thì căn bệnh này cần phải chữa trị bằng chính ý chí của người bệnh, sự quyết tâm và chí hướng muốn phục hồi hoàn toàn. Theo cách của thầy Văn Như Cương thầy giới thiệu phương pháp KAIZEN, phương pháp này được phát minh bởi nhà hiền triết Nhật Bản Mamasi Mai, gồm hai từ KAI – thay đổi, ZEN- thông thái.
Mỗi ngày các em chỉ cần bỏ ra đúng một phút vào đúng thời gian cố định hằng ngày để làm công việc mà em lười nhất, ngại nhất. Một phút sau hãy kết thúc không làm công việc đó nữa, quan trọng nhất là ngày nào cũng phải làm và làm đúng giờ quy định. Các công việc có thể làm như giải 1 bài toán, học một công thức, làm một việc nhà hoặc đơn giản chỉ là chống đẩy 10 cái,… quan trọng là phải làm đúng giờ đúng 1 phút, lâu dần các em sẽ thấy hứng thú với công việc đó. Rồi một ngày, em cảm thấy một phút không đủ để làm công việc đã trở nên hứng thú đối với em, khi đó em có thể tăng số thời gian làm việc lên, từ 1 phút thành 5 phút, 10 phút hoặc nếu cần thì 20 phút. Như vậy là em đã vượt qua sự lười biếng và từ đây em có thể bổ sung vào công việc 1 phút lúc ban đầu bằng một số công việc có ích khác.
Nếu như muốn chữa được căn “bệnh lười” này các em cần phải thực sự quyết tâm, kiên trì căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng nếu lâu dần sẽ dễ thành mãn tính làm việc gì cũng sẽ nhanh chán, kết quả là công việc đình trệ, hiệu quả và chất lượng không đạt có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của mình sau này, tuy không thể chữa khỏi trong một sớm một chiều và căn bệnh này cũng không hề có thuốc đặc trị nếu không kiên định với việc làm của mình bạn rất dễ mắc phải căn “bệnh lười”.
Nguồn: Cao đẳng Y khoa