Cổ nhân có câu “Lương Y như Từ mẫu” nhưng liệu điều đó có đúng với những bác sĩ mải mê kiếm kế sinh nhai trở thành cái máy chữa bệnh và tính tiền thật nhanh.
- Muốn lấy chồng Bác sĩ thì hãy tập yêu một người bận rộn và vô tâm
- Vì sao đa số Điều Dưỡng giỏi muốn bỏ nghề?
- Bác sĩ tuổi nào đi đâu cũng được bệnh nhân quý như vàng?
Điều gì sẽ xảy ra nếu Bác sĩ trở thành máy chữa bệnh và biết tính tiền
Đây là câu chuyện hoàn toàn có thể xảy ra trong xã hội kim tiền này, khi người thầy thuốc đứng trước guồng quay của dư luận. Dòng chảy cuộc sống biến người bác sĩ phải thay đổi và thích nghi để sống. Bây giờ bác sĩ giỏi không chỉ giỏi chuyên môn mà hơn thế là giỏi xoay xở, giỏi kiếm tiền và thực sự năng động.
Khi “Lương Y” không còn là “Từ mẫu”
Khó ai cảm nhận được tận cùng nỗi đau của người khác nhưng những người thầy thuốc chính là người sẽ biết nguyên căn sự đau. Họ không đau trên thân thể mà họ hiểu cái sự đau đến thông thạo trong sách vở, trong những ngày tháng học tập miệt mài dưới mái trường đại học, trường Cao đẳng Y khoa…Nhưng chặng đường từ một sinh viên thành một bác sĩ hãy còn dài đằng đẵng ở phía trước. Trước khi được gọi là thầy thuốc thì trước hết, căn nguyên xem xét thì họ phải là một con người trước đã. Nhưng liệu với tài năng, y đức, họ có hiểu được cái đau của đồng loại bằng thịt da, bằng ngũ quan hay bằng trái tim nếu như họ không chế ngự được nỗi đau của chính mình. Đó là nỗi lo về cơm áo gạo tiền, về cuộc sống vật chất hằng, đồng tiền đã dần chiếm chọn cái gọi là sự nghiệp chữa bệnh cứu người như lý thuyết suông.
Theo chia sẻ của một bác sĩ, một Giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì người thầy thuốc giỏi không chỉ làm vơi đi nỗi đau, bệnh tật của bệnh nhân mà họ còn là người biết thích nghi, thay đổi và vượt qua nỗi đau của chính mình. Họ đau nhất khi chứng kiến người thân thiếu thốn, khi nhìn thấy bệnh nhân của mình đang cần tích cực điều trị mà lại phải xin về vì gia đình khánh kiệt. Họ đau cùng nỗi đau đồng loại và họ cũng đau cho chính mình. Khi họ phải vừa gánh trên vai trách nhiệm của một người thầy thuốc, vừa là một người phải lo cho gia đình thì làm sao mà họ có thể thoải mái để sống chỉ vì cái tâm với nghề được. Đó cũng chính là câu chuyện mà bạn Lan, một sinh học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã được nhiều bác sĩ giảng dạy truyền đạt rằng: hiện nay để tồn tại với nghề không chỉ cần giỏi chuyên môn mà còn cần phải năng động và giỏi xoay xở để kiếm kế mưu sinh. Bởi vì trái với nhu cầu ngày càng cao của xã hội, khi chúng ta muốn được chọn lựa những bác sĩ giỏi nhất để điều trị khi chi phí chi trả cho công tác khám chữa bệnh, đặc biệt là mức thu nhập của các bác sĩ từ lúc mới tốt nghiệp đến lúc khẳng định được trình độ chuyên môn vẫn là rất thấp. Sự chênh lệch giữa nghĩa vụ và quyền lợi đang ngày càng khiến nhiều thầy thuốc trở nên kín tiếng, lặng thinh và bất mãn trước sự dò xét của xã hội. Họ chọn nhiều cách để thích nghi và thay đổi, để tồn tại, nghề Y phải tự chuyển mình theo nhiều hướng. Vì thế nhiều câu chuyện về “vô đạo vì tiền hay vấn nạn phong bì” cũng đâu đó hiển hiện ở các bệnh viện, phòng khám vô tình làm cho nghề y trở nên xấu xí trong mắt nhiều người. Đến lúc một lúc nào đó khi thầy thuốc nào cũng chỉ biết đến tiền, chỉ khám bệnh để kiếm sống thì “Lương y” chẳng còn là “Từ mẫu” thì sẽ nguy hiểm đến mức nào.
Khi Lương Y không còn là “từ mẫu”
Khi người thầy thuốc trở nên vô cảm và mất đi tình yêu đồng loại
Gần đây dư luận đã chứng kiến biết bao sự việc rúng động của nền Y dược Việt Nam khi những xét nghiệm hàng loạt, những sai phạm trong nghề, những tai nạn nghề nghiệp..khiến người ta mất niềm tin vào ngành Y. Dù trong đó có biết bao nhiêu cá nhân phấn đấu và cố gắng không mệt mỏi. Học nghề đã khổ mà để trụ lại với nghề càng khó và chật vật hơn. Lương tháng ở bệnh viện nếu cứ chầy chật sáng đi tối về thì khó có thể đủ để trang trải cuộc sống cho bản thân chứ đừng nói đến chuyện chăm lo cho vợ con hay người thân. Và cứ như thế họ phải tự tìm cách kiếm tiền bằng cách bỏ bệnh viện đi làm các phòng khám tư như nơi mà các sinh viên học liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đang thực tập và biết được có một số bác sĩ đang làm việc ở đây đều đã từng làm bệnh viện công nhưng chế độ và thu nhập quá thấp nên phải bỏ ra làm tư, có người thì tranh thủ đi gia sư cho sinh viên buổi tối, buôn bán thêm thiết bị y tế,…làm đủ mọi nghề để có thể giữ được y đức mà vẫn không chết đói. Với người bác sĩ, họ sẽ không đói nếu xã hội quan tâm, họ sẽ không khổ sở nếu như chế độ đãi ngộ đúng mực. Và họ sẽ không biến thành cái máy chữa bệnh theo băng truyền, cứ bệnh nhân nào cũng có một cái khuôn mặt lạnh tanh, một chỉ định xét nghiệm và một cách điều trị. Đây là điều thiệt thòi đối với bệnh nhân, là bất công với họ khi thay vì phấn đấu học thêm chuyên môn, nâng cao trình độ thì để kiếm sống họ phải tranh thủ đổi ca cho nhau để làm thêm. Nếu nghề khác làm thêm 40 giờ đã đủ ăn thì nghề này cần 60 giờ, thậm chí 80 giờ may ra mới bớt khó khăn. Và người bệnh sẽ ra sao nếu như bác sĩ đang dần trở thành một cái máy chữa bệnh không hơn không kém….
Khi người thầy thuốc trở nên vô cảm và mất đi tình yêu đồng loại
Với tất cả các bệnh nhân, một khi đã có bệnh thì họ bỗng trở nên nhỏ bé và yếu đuối, người để họ bấu víu, nương nhờ chỉ có thể là người thầy thuốc. Mỗi khi thấy màu áo trắng ở hành lang thì họ sẽ cần giúp đỡ ngay. Chưa kể, nếu bác sĩ thân thiện, nhẹ nhàng và nói chuyện tình cảm thì bệnh nhân yên tâm, an lòng, bệnh tật vì thế cũng giảm đi nhanh chóng. Ngược lại nếu gặp bác sĩ mặt “lạnh như tiền” thì tự nhiên tâm lý lo lắng, bất an, sợ bác sĩ không quan tâm và vô cảm. Với mỗi người khi họ đến bệnh viện thì thầy thuốc không chỉ là cứu nhân mà còn là thiên thần áo trắng đem đến sự sống và niềm tin. Một ngày kia khi họ không còn tình yêu đồng loại, họ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Một bạn từng là học viên từng học chứng chỉ chuyển đổi ngành Điều dưỡng ở Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã chứng kiến có một bệnh nhân đã trở nặng, cần điều trị tích cực muốn xin bác sĩ về chờ chết. Nhưng vì lương tâm và y đức, vì tình thương con người mà các bác sĩ và Điều Dưỡng viên cũng như cán bộ y tế đã góp tiền cứu giúp bệnh nhân đó. Cuối cùng bệnh nhân đã khỏe mạnh. nếu không có tình yêu đồng loại thì bệnh nhân đó chắc sẽ chết và còn thêm nhiều người khác mất mạng vì thiếu tiền.
Trang Minh- Caodangykhoa.vn