Chính thời tiết giao mùa, thay đổi liên tục chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh. Đặc biệt phổ biến nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Tìm hiểu địa chỉ đào tạo Cao đẳng Điều Dưỡng ở đâu thì xin việc dễ?
- HOT: Ca mổ tách Song Nhi được đề cử Thành tựu y khoa Việt Nam 2020
- Điểm danh 3 con giáp Y Dược chắc chắn sẽ phát tài vào cuối năm 2020
Điểm danh những căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ khi thời tiết giao mùa
Theo bác sĩ chuyên khoa nhi thì chính vì sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ từ thu sang đông cộng với sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm chính là nguyên nhân khiến các bé bị viêm phế quản và các bệnh về đường hô hấp.
Bệnh viêm phế quản là bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ khi giao mùa
Khi bị viêm phế quản, các bé sẽ cảm thấy khó thở, hơi thở nặng nhọc, hay khò khè trong họng, ho nhiều, rát họng, có đờm và bị chảy nước mũi. Khi trẻ ho có đờm trắng vàng đục cần phải đưa đi khám ngay để tránh trường hợp bé bị nhiễm trùng thứ cấp.
Theo lời khuyên của bác sĩ đến từ Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bố mẹ nên phòng tránh cho trẻ bằng cách:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ, không hôn trẻ.
- Nếu trẻ bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi bằng dung dịch sinh lý nhằm ngăn chặn vi rút xâm nhập xuống khí phế quản.
- Không cho trẻ tiếp cận với những người đang bị sổ mũi hoặc dùng chung đồ dùng của trẻ khác.
Trẻ thường bị sốt phát ban do virut lây truyền qua đường hô hấp
Sốt phát ban thường gây ra bởi vi rút sởi hoặc vi rút Rubella. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh là mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng, có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.
Trẻ thường bị sốt phát ban do virut lây truyền qua đường hô hấp
Bác sĩ tư vấn đến từ Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên bố mẹ có thể phòng tránh bằng cách sau đây:
Cần cho trẻ tiêm phòng Sởi và Rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia để nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ đối với căn bệnh này.
Bệnh viêm tai thường xảy ra vào mùa đông nhất trong năm
Viêm tai có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.
Cách phòng tránh như sau:
- Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm. Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
- Giữ vệ sinh cho trẻ, nhất là bàn tay, mũi, họng. Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lý vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai để tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
Cảm cúm cũng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi liên tục
Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân.
Cảm cúm cũng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi liên tục
Cách phòng tránh được đăng trên trang tin dành cho các bạn sinh viên học Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur như sau:
- Cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các trẻ mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.
- Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.
- Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ để giúp trẻ có sức đề kháng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa mà bạn có thể tham khảo và tìm hiểu.
Nguồn caodangykhoa.vn