Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ là 3 vùng được hưởng chế độ cộng điểm ưu tiên theo quy định của Bộ, tuy nhiên năm nay chính sách này đã được hủy bỏ.
- Thí sinh cần làm gì khi biết điểm thi THPT quốc gia năm 2018?
- Bài thi Khoa học tự nhiên xuất hiện câu hỏi thí nghiệm, thực hành
- Có 2,2 triệu nguyện vọng ảo đăng ký xét tuyển đại học năm 2018
Giảm điểm ưu tiên để tạo sự công bằng cho thí sinh trong kỳ thi
Đỗ đại học nhờ điểm ưu tiên
Kỳ thi THPT Quốc Gia 2017 điểm thi đạt ở mức kỷ lục, khi nhiều em có số điểm 29 và 29,5 nhưng vẫn có nguy cơ trượt, đặc biệt tình trạng này diễn ra nhiều ở khu vực thành phố nơi không được áp dụng chính sách cộng điểm ưu tiên.
Theo quy chế tuyển sinh 2018, Bộ GD – ĐT quyết định bỏ quy định chính sách điểm ưu tiên đối với học sinh ở các địa phương khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Trước động thái thay đổi này từ Bộ nhiều người cho rằng đây là sự thay đổi lớn nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người nhất và mang tính chất tích cực. Mục đích của việc thay đổi là nhằm tạo sự công bằng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 khi lượng người được hưởng ưu tiên giảm đi sẽ tạo ra sự công bằng cho những thành phần còn lại. Lượng người được hưởng ưu tiên khu vực với lượng người không được hưởng ưu tiên là gần bằng nhau khoảng 40 – 50%.
Đơn cử như đối với những bạn dự thi ngành công an năm 2017, khi đạt 30/30 điểm nhưng không có điểm ưu tiên trong khi ngành này lấy đến 30,5 điểm thì chắc chắn các bạn không có cơ hội đỗ đại học, tuy nhiên một bạn khác cũng thi, chỉ đạt 29 điểm nhưng lại được cộng điểm khu vực 1,5 thì nghiễm nhiên đỗ. Một phần lý do của chính sách giảm điểm ưu tiên là ngày nay việc học tại các vùng nôn thôn không còn quá khó khăn như trước nên nếu vẫn giữ nguyên chính sách cũ thì vô tình đã bỏ mất nhiều nhân tài. Đó là chia sẻ của những chuyên gia về giáo dục được ban tuyển sinh Cao đẳng Y cập nhật trước quyết định của Bộ về vấn đề này.
Năm nay cách làm tròn điểm cũng khó hơn rất nhiều
Làm tròn điểm khó hơn
Một thay đổi nữa trong quy chế tuyển sinh 2018 là sửa đổi quy định việc làm tròn đến hai chữ số thập phân với tổng điểm xét tuyển vào các ngành.
Cụ thể, điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Quy chế và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Như thế với cách tính điểm theo cách mới này sự cạnh tranh giữa các thí sinh vào đại học sẽ khắt khe hơn.
Trong xét tuyển đại học, sự chênh lệch giữa các thí sinh ở mức điểm 0,05 hoặc 0,10 sẽ dẫn đến sự chênh lệch điểm của hàng trăm, hàng ngàn thí sinh. Như vậy, trường đại học có thể sẽ phải chẻ nhỏ điểm trúng tuyển, dẫn đến việc thí sinh trúng tuyển và không trúng tuyển chỉ chênh nhau 0,01; 0,02 điểm, đôi khi gây bức xúc cho thí sinh và phụ huynh. Theo ghi nhận của tin giáo dục, năm 2018 Bộ cũng bỏ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành không đào tạo giáo viên. Riêng đối các ngành tuyển sinh đào tạo giáo viên ở các trình độ được quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng. Theo dự kiến mọi sự thay đổi này sẽ được giữ nguyên ở những kỳ thi tuyển sinh trong những năm tiếp theo.
Nguồn: caodangykhoa.vn