Những thí sinh có cùng điểm xét tuyển, cùng thi vào một trường và một ngành, vậy phải xác định đỗ trượt Đại học với các thí sinh này như thế nào?
- Không trúng tuyển Đại học có được trả lại lệ phí xét tuyển không?
- Điểm danh 6 ngành nghề dễ trúng tuyển nhất năm 2017
- 17/7 các trường trả giấy chứng nhận tốt nghiệp và học bạ THPT
Xác định đỗ trượt Đại học ra sao đối với những thí sinh bằng điểm nhau
Trong năm 2017, các thí sinh được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng. Với quy chế này, thí sinh có thể tăng khả năng đỗ Đại học lên cao nhất có thể, tuy nhiên trong thời gian gần đây có rất nhiều học sinh lo lắng gửi câu hỏi về ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur rằng vậy những thí sinh có cùng mức điểm, cùng ngành và trường xét tuyển thì được tính như thế nào?
Xác định đỗ trượt Đại học ra sao đối với những thí sinh bằng điểm nhau
Các trường Đại học top cao khi lượng hồ sơ nộp vào trường cao hơn rất nhiều so với tiêu tuyển sinh mà các trường được phép tuyển thì những thí sinh bằng điểm nhau ai đỗ, ai trượt? Trong khi, theo đúng quy chế tuyển sinh, các trường sẽ phải lấy hết số thí sinh có điểm bằng nhau. Tuy nhiên, nếu thực hiện điều này lại vượt quá chỉ tiêu quy định. Được biết, với trường hợp thí sinh cùng điểm số, cùng đăng ký nguyện vọng giống nhau vào ngành hoặc cùng trường thì chính tiêu chí phụ chính là thứ quyết định đỗ/ trượt của những thí sinh bằng điểm nhau.
Thực tế, nhiều trường cũng đã đưa ra những tiêu chí phụ và thứ tự ưu tiên cho những tiêu chí này để đảm bảo độ công bằng nhất.
- Trường ĐH Y Hà Nội đưa ra tiêu chí phụ và thứ tự ưu tiên là: Ưu tiên 1 điểm bài thi Toán; Ưu tiên 2 điểm môn thi Sinh học. Như vậy thí sinh nào có điểm Toán và Sinh học cao hơn thì sẽ lần lượt được xét trước.
- Còn ở trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu nhóm ngành, các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ được xét trúng tuyển theo các tiêu chí phụ như sau: Tổng điểm ba môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển (không nhân hệ số). Nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
Như vậy, các thí sinh nên cân nhắc trước khi muốn thay đổi nguyện vọng và phải tìm hiểu kỹ tiêu chí phụ xét tuyển của các trường Đại học. Phương thức thay đổi trực tuyến áp dụng đối với trường hợp thí sinh muốn thay đổi thứ tự nguyện vọng, thay đổi tổ hợp xét tuyển hoặc bổ sung nguyện vọng mới. Tuy nhiên, tổng số nguyện vọng sau khi điều chỉnh không không lớn hơn số nguyện vọng ĐKXT đã đăng ký ban đầu khi đăng ký dự thi.
Điều chỉnh nguyện vọng thí sinh nên cân nhắc thứ tự nguyện vọng
Điều chỉnh nguyện vọng thí sinh nên cân nhắc thứ tự nguyện vọng
Từ 15 – 21/7, thí sinh có thể bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến. Nếu thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu đăng ký xét tuyển có thể đến trực tiếp nơi đăng ký từ ngày 15 – 23/7. Theo Quy chế tuyển sinh hiện hành, thứ tự ưu tiên của nguyện vọng chỉ có giá trị với chính thí sinh đó. Còn giữa các thí sinh, việc xét tuyển vào cùng ngành là bình đẳng, không phân biệt thứ tự ưu tiên nguyện vọng. Thí sinh cần chú ý ghi đúng mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.
Phương thức trực tuyến chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự thi. Phiếu điều chỉnh nguyện vọng cho phép thí sinh tăng số lượng nguyện vọng so với số lượng ban đầu trong phiếu đăng ký dự thi và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định. Ngay sau đó, các trường điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và trang thông tin điện tử của trường.
Nguồn: Caodangykhoa.vn