Thời gian vừa qua, số ca mắc sốt xuất huyết không ngừng tăng lên tại địa bàn Hà Nội, thành phố đã loại mức độ cảnh báo dịch sốt xuất huyết theo 3 màu: đỏ, cam và vàng, trong đó đến 12 nơi đang ở mức báo động đỏ.
- Muốn thành công không nhất thiết phải lựa chọn Đại học
- Tổng hợp những trường Công an, Quân đội xét tuyển bổ sung đợt 2
- Điểm thi THPT Quốc gia cao, các trường Top trên có nên thi sát hạch?
Danh sách những khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết đáng báo động
Theo bước đầu đánh giá ban đầu, mật độ muỗi có giảm sau khi phun thuốc diệt trên diện rộng. Hơn 1.300 ổ dịch đã được khống chế, 80% ổ dịch chỉ có 1-2 bệnh nhân, không có lan rộng từ một ổ dịch.
Danh sách những khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết đáng báo động
Hà Nội tiến hành phân 3 mức độ vùng dịch tễ căn cứ trên số ca bệnh, tỷ lệ mắc trên 100.000 dân, mật độ muỗi, bọ gậy, phân lập virus… Trong đó 12 quận huyện đang ở mức cao nhất là báo động đỏ như Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân…, tập trung đến 90% bệnh nhân toàn thành phố; 5 nơi ở mức da cam và số còn lại ở mức vàng.
12 quận huyện gắn mác đỏ: Thanh Oai, Thường Tín, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì, Thanh Xuân.
5 quận huyện gắn mác da cam: Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Long Biên.
Các quận huyện gắn mác vàng: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Gia Lâm, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thạch Thất, Ứng Hòa.
Theo tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương, hiện người dân chưa quan tâm biện pháp phòng bệnh cá nhân, gia đình như bôi kem xua muỗi, hương xua muỗi, bình xịt, vợt điện… Các biện pháp chống dịch tại cộng đồng đã thực hiện, nhưng nếu mỗi cá nhân không có ý thức áp dụng, không có biện pháp gì phòng bệnh thì không thể giải quyết được. Đồng tình ý kiến này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh vấn đề truyền thông để người dân biết các biện pháp phòng dịch cá nhân; không để bệnh nhân nằm ghép, tránh lây chéo…
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt
Theo các chuyên gia giáo dục tại Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur muốn phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
– Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Đặc biệt ở những khu trọ sinh viên, đây chính là những nơi mà muỗi phát triển mạnh mẽ.
Nguồn: Caodangykhoa.vn