Trong kỳ thi tốt nghiệp THQG hằng năm, vẫn có nhiều thí sinh bị trượt oan chỉ vì người nhập dữ liệu sai. Tuy nhiên, một phần lỗi cũng là do thí sinh. Dưới đây là cách khắc phục.
- Kỳ thi tốt nghiệp: Thí sinh làm bài tổ hợp trên 1 phiếu trả lời trắc nghiệm
- Điểm cộng khuyến khích Kỳ thi THPT năm 2020 như thế nào?
- Khi nào thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ 2020?
Nhiều thí sinh thi tốt nghiệp bị trượt oan chỉ vì người nhập sai dữ liệu
Ban tư vấn tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur liên tục đưa thông tin về kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học lẫn cao đẳng đến các bạn thí sinh. Nhằm tránh tối đa những sai sót trong quá trình làm bài, các bạn cần nhớ cách để tránh trượt do nhập sai dữ liệu.
Thí sinh bị trượt oan chỉ vì người nhập dữ liệu sai
Trang tin kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 cập nhật: Năm 2019, ĐH Hà Nội tiếp nhận 2 kiến nghị của thí sinh T.H.M và N.T.M. Sau khi xem xét, Hội đồng tuyển sinh xác định hai thí sinh đã đạt điểm trúng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh theo thứ tự trong danh sách đăng ký nguyện vọng trước đó. Điều đó cho thấy hai thí sinh trên đã bị nhập dữ liệu sai. Tiếp theo đó, ĐH Hà Nội phải làm hai công văn đề nghị ĐH Thương mại xóa tên thí sinh T.H.M. trong danh sách trúng tuyển năm 2019 của trường và Bộ GD&ĐT chuyển dữ liệu của thí sinh này trên cổng thông tin nghiệp vụ tuyển sinh từ trúng tuyển nguyện vọng 3 (ĐH Thương mại) sang trúng tuyển nguyện vọng 1 (ĐH Hà Nội).
Bên cạnh đó, thêm một công văn nữa được yêu cầu ĐH Vinh xóa tên thí sinh N.T.M.P. trong danh sách trúng tuyển năm 2019 của trường và Bộ GD&ĐT chuyển dữ liệu của thí sinh này trên cổng thông tin nghiệp vụ tuyển sinh từ trúng tuyển nguyện vọng 3 (ĐH Vinh) sang trúng tuyển nguyện vọng 2 (ĐH Hà Nội).
Ban tư vấn tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chỉ ra lỗi sai khiến cho thí sinh trên từ đỗ thành trượt. Điều này được cán bộ tuyển sinh của ĐH Hà Nội lý giải do cán bộ nhập liệu không soát xét kỹ các minh chứng ưu tiên của thí sinh, dẫn đến thí sinh được tăng điểm nên sẽ trúng tuyển ở các nguyện vọng cao hơn. Trường hợp này xảy ra với thí sinh B.T.L., trường Dân tộc nội trú, tỉnh Thanh Hóa, đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH, cùng lúc với thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019. Trong kỳ thi năm đó, 3 môn xét tuyển đại học và điểm cộng ưu tiên của L. đạt 25,4. Theo điểm chuẩn năm 2019 trường ĐH Y dược TPHCM công bố, L. lẽ ra trúng tuyển. Tuy nhiên, khi tra cứu danh sách trúng tuyển, L. lại không thấy tên mình. Sau đó, Hiệu trưởng trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa, ông Phạm Anh Toàn thông tin xác minh hồ sơ của thí sinh L. cho thấy sai sót đầu tiên thuộc về nhân viên của nhà trường nhập sai dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh này. Bản thân em L. cũng không kiểm tra kỹ thông tin dẫn đến sai sót.
Thí sinh bị trượt oan chỉ vì người nhập dữ liệu sai
Làm sao để sửa sai khi bị nhập sai dữ liệu thông tin thí sinh?
Theo ông Bùi Việt Toàn, Phó trưởng phòng Đào tạo ĐH Hà Nội, ngoài lỗi của cán bộ nhập dữ liệu thi, tuyển sinh thì trách nhiệm một phần cũng thuộc về các thí sinh. Sau khi hết hạn nộp hồ sơ xét tuyển, nếu thí sinh phát hiện có sai sót thông tin nhất là viết sai phiếu đăng kí dự thi phải thông báo kịp thời cho hiệu trưởng trường THPT hoặc thủ trưởng đơn vị nơi đăng kí dự thi hoặc cho trường điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung. Ngoài ra, thí sinh còn một lần điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi. Lúc này, nếu thông tin của mình có vấn đề thì các em cần phải thông báo ngay cho người có trách nhiệm.
Bộ GD&ĐT quy định sau khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, nhân viên phụ trách tiếp nhận sẽ nhập dữ liệu lên máy tính rồi in ra để thí sinh kiểm tra và ký xác nhận. Sau đó, cán bộ điểm thu nhận hồ sơ mới nhập dữ liệu lên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Thông tin này đã được cập nhật lên trang tin giáo dục của Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Theo quy chế, thí sinh còn có thời gian để kiểm tra lại thông tin bằng tài khoản cá nhân nhưng thí sinh lại chủ quan không kiểm tra lại dẫn đến sai lệch thông tin. Về nguyên tắc nếu lỗi hoàn toàn thuộc về điểm thu nhận hồ sơ hoặc nhà trường, sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi cho thi sinh. Bên cạnh đó, các bạn thí sinh cần chú ý kiểm tra thông tin của mình trên tài khoản hệ thống một cách nhanh chóng và chính xác, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Nguồn caodangykhoa.vn