Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y khoa Hà Nội vừa dẫn lại câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa về việc: “ Vì sao 13 cháu đi du học, 12 cháu không về?” khi nói về sinh viên Việt đi du học.
- Địa chỉ đào tạo Cao đẳng Y khoa Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chính xác ở đâu?
- Danh sách các tuyến xe buýt tại Hà Nội đi qua các trường Đại học
- Học sinh viên Cao đẳng Y khoa Hà Nội cách sinh hoạt chi tiêu chỉ với 2 triệu đồng/tháng
Giải đáp: Vì sao “nhân tài” Việt du học không muốn về
Theo tìm hiểu của một số sinh viên Cao đẳng Y Dược TP HCM, trong thời điểm đó, tại Đà Nẵng, Trung tâm nguồn nhân lực chất lượng cao đã kiện chính học viên để đòi lại tiền đã tài trợ, vì sau khi du học không quay về làm việc như cam kết. Theo đó, BBC Tiếng Việt đã phỏng vấn Giáo sư Dương Nguyên Vũ – Viện trưởng Viện John von Neumann – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh về những vấn đề của du học sinh khi quyết định “về hay ở.
BBC: Theo ông, những người đã đi du học, trước quyết định về Việt Nam, họ mong đợi điều gì?
Giáo sư Dương Nguyên Vũ: Với những du học sinh đi thời gian ngắn như hai năm thì môi trường không phải chuyện rất quan trọng. Trong hai năm họ tiếp cận với môi trường khác, họ sẽ hiểu môi trường ở Việt Nam đang cần, thiếu những gì thì các bạn khi trở về có thể làm môi trường ở đây tốt hơn. Những bạn đi lâu hơn nhiều sau đại học như làm tiến sỹ thì phải đi bốn, sáu thậm chí bảy năm. Khi về chắc chắn họ có sự bỡ ngỡ. Sự bỡ ngỡ này ở trong đầu của mình, mình vẫn có thể thay đổi nó được. Tuy nhiên, khi sống thời gian lâu trong môi trường điều kiện tốt hơn thì khi về họ có so sánh và họ vẫn chưa sẵn sàng để nghĩ đến những gì lớn hơn bản thân họ để chấp nhận điều kiện khó hơn.
Từ đây, họ bắt đầu có suy nghĩ tôi nên ở lại hay đi về? Ở lại thì môi trường làm việc tốt hơn, điều kiện công việc chuyên môn tốt hơn, điều kiện sống cho gia đình tốt hơn, đã đi học bốn đến sáu năm thì thường họ đã có gia đình và con cái. Là con người, lúc nào cũng thích điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống và gia đình. Và họ quyết định ở lại, đó không phải là lỗi duy nhất của họ. Nếu chúng ta muốn họ về nước thì phải làm môi trường sẵn sàng cho họ, giúp họ thấy được sự khác biệt không nhiều lắm thì họ vẫn sẽ trở về.
Hình ảnh Giáo sư Dương Nguyên Vũ
BBC: Vậy một số yếu tố khiến họ không muốn quay về sau khi đi học là gì?
Giáo sư Dương Nguyên Vũ: Trước khi tôi về Việt Nam, một trong những mục tiêu mà Đại Học Quốc Gia mong muốn chúng tôi làm là thu hút nhân tài ở nước ngoài về Việt Nam. Do đó, chúng tôi làm một khảo sát với một số đông các nhà khoa học trẻ sau đại học ở các nước. Hơn 500 người tham dự. Kết quả khá thú vị: 86% họ đồng ý rằng điểm quan trọng nhất là môi trường làm việc. Tôi xin nhấn mạnh môi trường không phải là cơ sở vật chất mà là không gian gồm cơ sở vật chất, con người cũng như cách sinh hoạt. Nếu như môi trường tiệm cận được với môi trường quốc tế thì họ sẵn sàng về.
Điểm thứ hai là công việc làm và sự thích thú trong việc làm, môi trường để thăng tiến, đề tài hấp dẫn, vấn đề thách thức và họ có thể giải quyết. Đó cũng là yếu tố giúp họ trở về. Điểm thứ ba là tài chính, trước kia tôi nghĩ đây là điều quan trọng nhất nhưng thực ra nó chỉ nằm thứ ba thôi. Nếu họ có một cuộc sống tương đối ổn định một chút, không phải chạy gạo, chạy cơm hàng ngày và không có lương thấp lắm. Lúc đó tôi khảo sát là năm 2008, với mức lương 1.000 USD có đến 60% đang học và làm ở nước ngoài sẵn sàng về nước. Điểm thứ tư là khá quan trọng, xảy ra với một số học trò của tôi đã chọn làm ở nước ngoài, đó là vì cuộc sống gia đình nhiều hơn. Ở tuổi của họ 28 – 30, bắt đầu có gia đình và con cái.
Khi có con cái họ có băn khoăn nuôi con, học hành thế nào. Đứa con trở thành trọng tâm tư duy của họ và trọng tâm của tất cả quyết định gia đình. Họ quyết định ở lại là vì con cái nhiều hơn bản thân họ. Đó là những lý do tôi thấy đóng góp vào quyết định về hay ở của bạn trẻ.
BBC: Vậy với những người học quay trở về, vậy lý do họ quay về là gì?
Giáo sư Dương Nguyên Vũ: Trong những người tôi gặp, họ đi về vì ước mơ đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam, ước mơ thay đổi Việt Nam. Các bạn này ít bị nặng nợ gia đình, họ có quyết định tương đối thoải mái. Một số các bạn có gia đình nhưng chưa có con. Một số có con nhưng theo chương trình học bổng phải về nước làm hai năm nên họ về. Nhưng sau khi về rồi lại không muốn đi nữa. Nói đơn giản, thì những bạn về họ có sự hi sinh những điều đó để được cái lớn hơn, ví dụ họ khởi nghiệp, họ có một giấc mơ có ý nghĩa, có ảnh hưởng lớn hơn đến xã hội.
Có những phương án nào cho sinh viên Y Dược muốn du học nhưng không có điều kiện?
Hiện tại, nguồn nhân lực khối ngành Y Dược vẫn còn đang khan hiếm trầm trọng, vì thế cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm khối ngành này đang được mở rộng cả trong và ngoài nước. Vì thế nếu các sinh viên khối ngành Y Dược muốn vươn mình ra thế giới mà không tù động tại môi trường Việt Nam thì việc đầu tiên phải lựa chọn địa chỉ đào tạo chất lượng. Khi bạn đã nắm trong tay kỹ năng chuyên môn sâu, thực hành chuyên nghiệp là bạn đã sở hữ một lợi thế rất lớn cho với nhiều sinh viên chuyên ngành khác. Thực tế đã có rất nhiều sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Dược Hà Nội,…. được các nhà tuyển dụng săn đón ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Có những phương án nào cho sinh viên Y Dược muốn du học nhưng không có điều kiện?
Bởi vậy, nhiều chuyên gia cũng nhận định nếu điều kiện kinh tế gia đình không cho phép bạn có thể du học nước ngoài thì chỉ còn cách bạn phải lựa chọn, lấy sự chăm chỉ tích lũy của mình làm vốn. Theo đó, bạn có thể lựa chọn theo học tại các trường Y danh tiếng như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tại đây các sinh viên theo học sẽ có cơ hội học và tích lũy kiến thức, được thực hành chuyên sâu trong chính bệnh viên riêng của nhà trường. Đặc biệt với sự hợp tác lâu dài với các đơn vị tuyển dụng, doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên có thể đi học và nghiên cứu tại các nước đang phát triển như Nhật Bản, Đức, Mỹ…. Sau quá trình đó, các cử nhân có thể trở về nước tiếp tục sự nghiệp vinh quang của mình.
Để trở thành tân sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur các thí sinh cần đáp ứng được điều kiện đã tốt nghiệp THPT hoặc có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Sau đó các thí sinh có thể hoàn thiện hồ sơ xét tuyển hoặc đăng ký trực tuyến sau đó hoàn thiện hồ sơ và gửi về địa chỉ tuyển sinh của Nhà trường theo địa chỉ: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội. Tư vấn tuyển sinh:02439.131.131 – 0996.131.131.
Nguồn: Cao đẳng Y khoa