Dưới 20 điểm trúng tuyển ĐH ngành Y đa khoa có gì sai?


1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Dưới 20 điểm trúng tuyển ĐH ngành Y đa khoa có gì sai?

Gần đây dư luận xôn xao lo ngại về việc Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội lấy điểm đầu vào cho ngành Y đa khoa và Dược học là 18 điểm.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lấy điểm chuẩn ngành Y Đa khoa là 15. 

PV Báo Infonet đã phỏng vấn Thạc sĩ Lê Hồng Khanh, Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp Y khoa Pasteur và được trả lời như sau: “Theo quan điểm của cá nhân tôi về mặt pháp lý, Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội lấy điểm đầu vào cho ngành Y đa khoa và Dược học là 18 điểm là trên mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hệ Đại học. Họ không làm sai quy định của Bộ GD-ĐT khi căn cứ số lượng thí sinh nộp hồ và nguyên tắc xét tuyển từ điểm cao xuống thấp cho đủ chỉ tiêu mà được giao”.

Dư luận xã hội cho rằng: Y dược là ngành đặc thù ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe của người dân nên nhiều người lo ngại với chất lượng đầu vào thấp sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng đầu ra điều đó cũng chưa hẳn chính xác. Bởi lẽ, 2016 là năm đầu tiên mà trường ĐH Kinh doanh Công nghệ mới được cấp phép đào tạo ngành y dược nên không thể nói trước được chất lượng đào tạo sau này sẽ kém hơn những trường khác.

Chúng ta cần biết, ngành y là ngành đặc thù nên thời gian học cũng khá dài gần gấp đôi so với ngành học khác (5 – 6 năm). Điểm trúng tuyển đầu vào cao là khởi điểm tốt cho việc đào tạo nhưng chất lượng đầu ra thể hiện cả một quá trình phấn đấu và nỗ lực học tập của sinh viên. Không phải cứ học giỏi ở bậc tiểu học thì chắc chắn sẽ giỏi ở bậc THCS hay đạt loại giỏi khi tốt nghiệp THPT. Các bạn có thể học những trường đại học danh tiếng, điểm xét tuyển đầu vào cao chót vót nhưng nếu quá trình học dài tới 6 năm mà không nỗ lực lại cứ say sưa ngủ quên trên “chiến thắng” thì tới khi ra trường năng lực chưa chắc đã bằng một sinh viên xuất phát điểm thấp nhưng miệt mài, nỗ lực không ngừng nghỉ trong quá trình ngồi trên ghế giảng đường y khoa.

Sự nỗ lực trong quá trình học tập mới quyết định đến năng lực của sinh viên Y khoa

Sự nỗ lực trong quá trình học tập quyết định năng lực của sinh viên Y khoa (Ảnh minh họa)

Đào tạo Y khoa là ngành đặc thù, chất lượng sản phẩm đầu ra tốt cần đáp ứng  nhiều yếu tố, trong đó ngưỡng điểm đầu vào chỉ chiếm một phần quan trọng nhưng không mang tính quyết định ra trường có làm được việc hay không? Cùng quan điểm trên, PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Giảng viên Đại học Y Hà Nội nói: “Điểm đầu vào chỉ đánh giá một phần, cái cốt lõi vẫn là đầu ra. Do đó, 18 điểm trúng tuyển ngành Y đa khoa cũng không có gì bất thường”.

Theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, xét tuyển vào ngành y phải chọn được người học có điểm cao nhưng điều này không phải là tất cả vì học ngành y phải trải qua 6 năm đào tạo và thực tập thực tế bệnh viện. Nếu trường tốt, giảng viên tốt, sinh viên tiếp thu tốt thì chất lượng đầu ra vẫn được đảm bảo.

Nguồn: caodangykhoa.vn.