Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu vết thương hở tránh bị nhiễm trùng


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Các vết thương hở nếu như không được xử lý đúng cách có thể gây nhiễm trùng. Sau đây là một số lưu ý khi sơ cứu vết thương hở bạn cần biết.

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu vết thương hở tránh bị nhiễm trùng

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu vết thương hở tránh bị nhiễm trùng

Trong cuộc sống hàng ngày đôi khi chúng ta chẳng may bị những vết thương hở, khi đó cần biết sơ cứu đúng cách để tránh vết thương bị nhiễm trùng. Do vậy chúng ta cần trang bị những kiến thức cần thiết để biết cách xử lý.

Đầu tiên để xử lý vết thương đúng cách thì bạn cần biết nhận dạng chúng. Vậy có những loại vết thương hở nào?

Các loại vết thương hở gồm những loại nào?

Điều dưỡng Phương Lâm, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tùy vào nguyên nhân, có thể phân vết thương hở gồm những loại sau đây:

Vết rách: Nguyên nhân do bất cần khi dùng dao, các dụng cụ, máy móc. Khi vết rách sâu, máu có thể chảy ra nhiều và ồ ạt.

Vết trầy xước: nguyên nhân do da bị cọ xát vào bề mặt nhám và cứng như mặt đường khi bị ngã xe. Trường hợp này ít bị chảy máu nhưng vẫn cần phải rửa sạch sẽ để vết xước không bị nhiễm trùng.

Vết thủng: Vết thương có dạng lỗ nhỏ gây ra bởi những vật nhọn, dài như kim, móng tay; máu có thể không chảy nhiều nhưng sâu vào các cơ quan bên trong, nên đi khám bác sĩ để tiêm vắc xin phòng ngừa uốn ván và tránh bị nhiễm trùng.

Vết thương mất da: Đây là dạng vết thương mà một phần da và mô dưới bị rách và rơi hẳn ra. Trường hợp này máu chảy ồ ạt rất nhiều.

Hướng dẫn cách xử lý vết thương hở tại nhà

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đối với các vết thương nhỏ có thể xử lý tại nhà theo hướng dẫn như sau:

  • Đầu tiên cần rửa tay sạch để tránh bị nhiễm trùng.
  • Tiếp đến tiến hành cầm máu vết thương bằng cách ép nhẹ một miếng vải sạch hoặc băng sạch vào vết thương và nâng cao lên đến khi máu ngừng chảy. Hầu như các vết thương nhỏ thường tự cầm máu được.
  • Tiếp theo bạn cần làm sạch vết thương để tránh nguy cơ nhiễm trùng: Hãy để vết thương dưới vòi nước chảy, rửa vùng xung quanh bằng xà phòng và không để dính vào vết thương; không sử dụng cồn và iot vì có thể gây rát da; lấy nhíp sạch đã khử trùng bằng cồn để loại bỏ bụi bẩn và các mảnh dính trên vết thương.
  • Tiếp đến bạn bôi dầu hoặc thuốc mỡ một lớp mỏng lên vết thương giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa sẹo.
  • Nếu sau khi bôi thuốc thấy mẩn đỏ thì nên ngừng sử dụng.
  • Sau đó bạn tiến hành băng vết thương lại bằng cách: lấy một miếng băng hoặc gạc đặt lên vết thương và cố định lại bằng băng keo để giữ vết thương sạch sẽ không bị nhiễm bẩn. Nếu vết trầy xước nhỏ thì không cần băng lại.
  • Chú ý thay băng ít nhất một lần một ngày hoặc bất cứ khi nào miếng băng bị ướt và bẩn.

Hướng dẫn cách xử lý vết thương hở tại nhà

Hướng dẫn cách xử lý vết thương hở tại nhà

Vết thương sâu và dính bẩn cần tiêm vắc xin uốn ván nếu bạn chưa tiêm trong vòng 5 năm trở lại. Theo dõi nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như nóng, sưng, đỏ, đau thì cần đi khám bác sĩ.

Nếu vết thương thuộc các trường hợp sau thì cần đi khám bác sĩ:

  • Vết thương sâu hơn 1,5cm
  • Chảy máu kéo dài hơn 20 phút
  • Chảy máu liên tục mặc dù đã ép lại
  • Chảy máu do một tai nạn nghiêm trọng.

Trên đây là gợi ý cách sơ cứu vết thương hở bạn có thể tham khảo. Cho dù vết thương nhỏ hay nghiêm trọng thì việc sơ cứu vết thương đúng cách và kịp thời là rất cần thiết giúp bạn phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng.

Nguồn: Caodangykhoa.vn tổng hợp.