Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 đã đi đến hồi kết, mặc dù trong năm nay kỳ thi diễn ra nhẹ nhàng hơn rất nhiều, song quy chế tuyển sinh cần được xem xét lại bởi lẽ việc xét tuyển Đại học còn khá nhiều vướng mắc.
- Có nên tách rời lại hai kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh Đại học?
- Điểm xét tuyển bổ sung trường Đại học Hàng hải năm 2017
- Các trường Đại học tranh nhau tuyển bổ sung vẫn không hút được thí sinh
Bất hợp lý khi 30 điểm vẫn trượt Đại học
Với cách thức đổi mới kỳ thi trong năm nay, mưa điểm mười xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết, bên cạnh đó tại các trường Đại học mặc dù tuyển sinh tới đợt 2 nhưng vẫn không thể đủ chỉ tiêu. Rất nhiều ý kiến được đưa ra cho rằng nên để các trường Đại học được tự chủ trong tuyển sinh.
Bất hợp lý khi 30 điểm vẫn trượt Đại học
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 đã cho thấy nhiều bất hợp lý khi có những trường hợp 30 điểm vẫn trượt Đại học. Theo thống kê, trong số 860.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia, 13 em đạt điểm 30 (khối A: 3, khối B: 10, các khối khác không có). Các thí sinh đạt số điểm cao hơn 30 là do cộng điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng, một số trường lấy điểm chuẩn trên 30.
việc cộng điểm ưu tiên khu vực là chính sách tốt, cần duy trì, nhưng nên giảm số điểm cộng còn một nửa để tạo sự công bằng. Hiện tại, công thức của Bộ GD&ĐT là cộng 0,5 điểm với khu vực 2, một điểm với khu vực 2 nông thôn và 1,5 điểm với khu vực một. Mức cộng điểm ưu tiên không quá 3,5 điểm.
Nên để các trường tự chủ trong tuyển sinh
Nên để các trường tự chủ trong tuyển sinh
Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đề xuất trong kỳ thi 2018, Bộ GD-ĐT thay đổi đề thi môn tổ hợp, không chia thành từng môn trong bài thi tổ hợp nữa vì như vậy gây khó khăn trong công tác xét tuyển. Đối với kỳ thi THPT quốc gia, hiện nay chúng ta đang nói kỳ thi này đáp ứng 2 yêu cầu là xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH, CĐ nhưng thi phổ thông là để công nhận tốt nghiệp của học sinh sau 12 năm học, còn việc tuyển sinh là việc của các trường ĐH. Tùy theo yêu cầu, đặc thù của mình mà trường có cách tuyển phù hợp. Chúng ta đang lấy phổ thông áp vào thi ĐH. Trong khi đó, tuyển sinh ĐH là tuyển những em có năng lực phù hợp nhất với từng ngành nghề.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh kỳ thi năm tới sẽ cải tiến về kỹ thuật, tập trung vào khâu đề thi. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT làm việc với các trường, xem xét lại việc tổ chức các bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với 3 môn thi riêng lẻ (vốn để phục vụ cho các trường tuyển sinh), tránh gây mệt mỏi cho thí sinh cũng như phức tạp cho các trường. Liên quan đến việc tuyển sinh của các trường ĐH, Phó Thủ tướng cho rằng đó là việc của các trường ĐH. Kỳ thi THPT quốc gia chỉ cung cấp dữ liệu để các trường tham khảo tuyển sinh chứ không phải là căn cứ duy nhất. Điều này đồng nghĩa với việc nếu muốn, các trường hoàn toàn có thể xét tuyển sinh theo cách của riêng mình, tổ chức một kỳ thi để chọn học sinh phù hợp.
Nguồn: Caodangykhoa.vn