Sau khi kỳ thi TPHT Quốc gia năm 2017 kết thúc, đã có rất nhiều tranh luận xung quanh vấn đề thi cử, nhiều ý kiến đưa ra liệu có nên thay đổi quy chế thi trong năm 2018 hay không?
- Phụ huynh có nên cho con đi du học không?
- Công nhân nữ nên học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược để chuyển đổi nghề nghiệp
- Học thầy Văn Như Cương cách chữa “bệnh lười” trong vòng 1 phút
Phương án trộn các môn thi tổ hợp
Bộ GD&ĐT đã gửi công văn tới các trường Đại học, Cao đẳng để lấy ý kiến về việc có nên thay đổi quy chế tuyển sinh trong năm 2018 hay không? Đã có rất nhiều ý kiến trái chiều trong vấn đề này, tuy nhiên đa số đều cho rằng chưa nên thay đổi quy chế trong năm tiếp theo mà vẫn nên giữ phương thức tuyển sinh của năm 2017.
Phương án trộn các môn thi tổ hợp
Theo như thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có được Bộ GD&ĐT đang có kế hoạch cho 2 phương án thi THPT Quốc gia năm 2018, Bộ vẫn giữ nguyên những môn thi trong năm 2017 bao gồm các bài thi tổ hợp KHTN và KHXH, tuy nhiên cách thức tính điểm đang được bộ đưa ra 2 phương án như sau:
- Phương án thứ nhất: Bộ sẽ giữ nguyên bài thi môn tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần (như năm 2017).
- Phương án thứ hai, mỗi bài thi tổ hợp là tích hợp kiến thức của ba môn thành phần nhưng để tạo thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất toàn bài thi (không tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần như năm 2017).
Tuy rằng có khá đông ý kiến đồng tình với việc trộn môn thi, thế nhưng họ cũng cho rằng chưa nên áp dụng ngay và cần phải có thời gian tính toán kỹ càng, nếu như thực hiện ngay điều này sẽ khiến cho học sinh và giáo viên sốc, không kịp chuẩn bị tinh thần cũng như tư tưởng ôn thi. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng nên chốt phương án sớm, bởi các học sinh cũng như thầy cô tại các trường THPT đang mong ngóng phương án thi từng ngày để tiện ôn tập đồng thời đưa ra định hướng cho bản thân.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có nên áp dụng quy định mới?
Có nên thực hiện luôn quy định mới trong kỳ thi THPT năm 2018
Bộ GD&ĐT cần phải lưu ý, nếu như xét theo phương án hai, các trường có thể chọn 2 hoặc 3 bài thi trong số các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, trong đó bắt buộc phải có 1 bài thi Ngữ văn hoặc Toán; hoặc 1 bài thi Ngữ văn hoặc Toán và 1 hoặc 2 đầu điểm thi năng khiếu, điểm đánh giá năng lực do trường tổ chức hoặc điểm khác do trường lựa chọn quy định trong đề án tuyển sinh. Bên cạnh đó, việc đưa ra phương án mới đối với bài thi tổ hợp sẽ giúp việc tổ chức thi và chấm thi đơn giản, dần phát triển thành bài thi tích hợp đánh giá năng lực của thí sinh.
Bộ GD&ĐT nên cố gắng giữ kỳ thi THPT quốc gia 2018 ổn định như kỳ thi năm 2017, để học sinh và giáo viên có thời gian chuẩn bị, đỡ gây xáo trộn cũng như làm khó học sinh. Đồng thời để có một ngân hàng đề thi hoàn chỉnh cho học sinh và giáo viên tham khảo phải mất rất nhiều năm. Theo như PGS-TS Nguyễn Văn Nhã – nguyên Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết:“Bộ GD&ĐT chỉ làm quản lý nhà nước; các Sở giáo dục phải lo thi tốt nghiệp THPT; các hiệu trưởng bậc đại học, cao đẳng họ phải lo thi tuyển sinh. Việc cần làm lúc này là Bộ GD&ĐT và cả Chính phủ, chỉ cần chỉ đạo làm tuyển sinh cho tốt, cho có chất lượng, rồi có kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ”.
Không nên vội áp dụng những phương án mới mà hãy phát huy những thế mạnh của phương án thi THPT quốc gia năm 2017, đồng thời khắc phục những hạn chế của năm 2017 đó cũng là mong muốn của rất nhiều chuyên gia giáo dục, thầy cô giáo cũng như phụ huynh, học sinh trong năm học này.
Nguồn: Cao đẳng Y khoa