Bộ GD&ĐT chủ trương cho phép các trường Đại học, Cao đẳng tự chủ mở ngành học để thu hút thí sinh tuy nhiên điều đáng lo ngại chính là chất lượng đào tạo sẽ như thế nào?
- Công bố 30 địa điểm nộp hồ sơ của thí sinh tự do thi THPT tại Hà Nội
- Danh sách các trường Đại học thông báo xét tuyển bổ sung đợt 2
- Công bố điểm chuẩn năm 2017 và chỉ tiêu 2018 của các trường đào tạo ngành Y, Dược
Xét tuyển đại học giảm: ngành mới lên ngôi, lại lo bão hòa
Xét tuyển đại học giảm: ngành mới lên ngôi, lại lo bão hòa
Chuyên trang hỏi đáp Giáo dục chia sẻ: nếu như Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra chủ trương cho phép các trường tự mở ngành học để thu hút người học, sẽ gây ra hiệu ứng lo sợ: chất lượng đào tạo sẽ như thế nào? tình trạng “ thừa thầy, thiếu thợ” càng đè nặng hơn.
Chỉ trong 2 năm, chủ trường được đưa ra, nhiều trường đã chủ động mở hàng chục ngành đào tạo mới từ ĐH cho đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ….Một mặt, thu hút người học và đáp ứng nhu cầu xã hội những người người không khỏi lo ngại về “sự hỗn loạn trong mở ngành và chất lượng đào tạo”.
Kết quả cho thấy, năm 2016 đã có hơn 70 ngành mới ở hệ Đại học đã được mở ra theo đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017. Điều đó lại tiếp tục xảy ra, khi nên mùa tuyển sinh năm 2018, các trường Đại học mở thêm nhiều ngành đào tạo mới để thu hút thí sinh, cũng như đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Điển hình, Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2018 đã mở thêm một số ngành: Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật robot, Công nghệ Hàng không Vũ trụ, Khoa học Thông tin Địa không gian, Sư phạm tiếng Đức, Quản trị trường học, Đông Nam Á… Không kém phần, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng mở thêm 11 ngành đào tạo mới: Logictics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử; cùng một số chương trình đào tạo bằng tiếng Anh như Quản trị khởi nghiệp, Định phí bảo hiểm và quản trị rủi ro.
Bên cạnh đó, Đại diện Trường ĐH Thủ đô Hà Nội cho biết, nhà trường hiện đang thực hiện chú trọng đào tạo 22 ngành, dự kiến con số này sẽ tăng lên thành 27 trong năm tới và tập trung vào một số mã ngành mang tính đặc thù của Hà Nội hiện giờ chưa có trong danh mục của Bộ GD-ĐT.
Năm 2018, Trường ĐH Kinh tế TP HCM mở 13 chuyên ngành đào tạo mới, thiên về các mảng: kinh tế học, kinh tế nông nghiệp, kinh tế quốc tế, quản trị khởi nghiệp, kinh doanh thương mại, quản trị truyền thông, kế toán công, thương mại điện tử….
Trường ĐH Công nghiệp TP HCM năm 2018, đã mở rộng đào tạo thêm 15 ngành mới điển hình có: kiểm toán, marketing, kinh doanh quốc tế, luật kinh tế, luật quốc tế…
Ngành mới mở ồ ạt gây khó khăn cho thí sinh khi chọn trường và ngành học
Ngành mới mở ồ ạt gây khó khăn cho thí sinh khi chọn trường và ngành học
Điều này, gây ra nhiều băn khoăn cho thí sinh khi chọn trường cũng như chọn ngành “ NÊN CHỌN NGÀNH MỚI MỞ HAY CHỌN NGÀNH HOT”. Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y 2018 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra lời khuyên cho các thí sinh:
- Nên chọn trường phù hợp với khả năng của bản thân cũng như sở thích, niềm đam mê với ngành.
- Nên lựa lựa chọn những địa chỉ đào tạo tốt, công khai, minh bạch về các điều kiện đảm bảo chất lượng, nhất là tỉ lệ việc làm sau ra trường đặc biệt là những ngành học mới.
Năm 2018, trong danh mục đào tạo cấp 4 trình độ Đại học được Bộ GD&ĐT ban hành có tất cả 366 ngành đào tạo (tăng thêm 40% so với danh mục được ban hành năm 2010). Theo giảng viên Dương Văn Hùng – khoa Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội chia sẻ: việc giao quyền tự chủ cho các trường là việc làm cần thiết tuy nhiên nếu tự do mở ngành nghề không có định hướng cụ thể, sẽ đến đến sự hỗn loạn ngành nghề đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp ra trường, khó mà tìm được việc làm ổn định đồng thời tăng tỷ lệ thất nghiệp. Các trường ĐH được chủ động mở ngành nhưng nếu việc đào tạo không đảm bảo chất lượng, ắt hệ thống giáo dục ở bậc học này sẽ rất khó kiểm soát.
Nguồn: caodangykhoa.vn