Tác dụng và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Ciprofloxacin


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolone được sử dụng rộng rãi hiện nay, vậy tác dụng tác dụng phụ và những điểm cần lưu ý khi sử dụng Ciprofloxacin.

Tác dụng và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Ciprofloxacin

Tác dụng và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Ciprofloxacin

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, Ciprofloxacin là kháng sinh được dùng khá rộng rãi và có hiệu quả cao trong điều trị nhiều nhóm bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, Ciprofloxacin cũng có nhiều tác dụng phụ khá nguy hiểm.

Đặc tính của thuốc Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là fluoroquinolon (thuộc nhóm quinolon thế hệ 2) có phổ kháng khuẩn rất rộng. Ciprofloxacin có tác dụng tốt với các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác (aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin, penicillin…) và được coi là một trong những loại kháng sinh có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon.

Chính vì phổ tác dụng rất rộng nên thuốc được sử dụng trong rất nhiều các bệnh lý khác nhau, đặc biệt trong các bệnh lý nhiễm khuẩn nặng mà các loại thuốc kháng sinh thông thường không đem lại hiệu quả điều trị cao. Ciprofloxacin được sử dụng để điều trị và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, viêm đường tiết niệu trên và dưới, sinh dục (viêm cổ tử cung do lậu, viêm tuyến tiền liệt mạn), viêm xương – tủy; viêm ruột vi khuẩn nặng; nhiễm khuẩn nặng mắc trong bệnh viện (nhiễm khuẩn huyết, người bị suy giảm miễn dịch). Dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch,…

Thuốc có tác dụng tối đa khi được dùng cả đường uống hay đường tiêm, nhưng đường uống dùng để điều trị trên lâm sàng hơn. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng cộng hưởng (làm tăng tác dụng) với các nhóm kháng sinh khác (như betalactam, aminozid) nên khi phối hợp thường cho kết quả điều trị cao (điển hình là phối hợp với azocillin). Ciprofloxacin (và các fluoroquinolon khác) được xem là “vũ khí chiến lược” dành cho các trường hợp vi khuẩn không đáp ứng với các kháng sinh khác.

Thuốc có tác dụng tối đa khi được dùng cả đường uống hay đường tiêm

Thuốc có tác dụng tối đa khi được dùng cả đường uống hay đường tiêm

Ciprofloxacin cũng có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng

Không ai có thể phủ nhận được tác dụng tuyệt vời mà Ciprofloxacin mang lại cho nền y học hiện đại, tuy nhiên Ciprofloxacin cũng gây rất nhiêu tác dụng phụ nếu chúng không được sử dụng đúng cách cũng như sử dụng trong thời gian dài.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Ciprofloxacin có thể gây hại cho sự phát triển xương khớp của thai nhi và trẻ em tuổi trưởng thành vì vậy việc sử dụng thuốc cho trẻ em cũng như trẻ ở độ tuổi vị thành niên phải hết sức thận trọng. Ngoài ra, Ciprofloxacin gây đau cơ, viêm dây thần kinh, đặc biệt là các dây chằng, nghiêm trọng nhất là làm đứt gót chân Achill có thể gây tổn thương hệ vận động của bệnh nhân. Tổn thương gót chân Achill hay gặp ở người già vì dây chằng vốn bị suy yếu.

Ciprofloxacin cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đối với người bệnh

Ciprofloxacin cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đối với người bệnh

Ciprofloxacin có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thần kinh gây nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, kích động, run rẩy. Hiếm gặp hơn là gây co giật, lo âu, trầm cảm, ác mộng, ảo giác hoặc xuất hiện trạng thái tâm thần. Người có tiền sử bệnh tâm thần dễ gặp các hiện tượng này. Ciprofloxacin gây một số phản ứng quá mẫn nghiêm trọng: phù mặt, phù thanh quản, khó thở đe dọa tính mạng. Những người có cơ địa dị ứng thường xuất hiện phản ứng này.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn đã có thêm thông tin về tác dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc Ciprofloxacin.

Thanh Mai – Cao đẳng Y tế Hà Nội tổng hợp