Những chuyên gia đầu ngành nói gì về kỳ thi THPT quốc gia năm 2018


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đã có ý kiến đề xuất nên bỏ thi tốt nghiệp để tiết kiệm chi phí và giảm áp lực cho học sinh. Trước thông tin này các chuyên gia đã có những phản hồi.

Chuyên gia dã có ý kiến về kỳ thi THPT quốc gia năm 2018

Năm 2017 kỳ thi THPT “mưa” điểm 10

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã kết thúc với nhiều ý kiến trái chiều. Người lạc quan thì cho rằng, kỳ thi đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra. Trong khi đó, vẫn có những người chưa thực sự yên tâm về kết quả của kỳ thi khi cho rằng, chưa đạt được cả mục tiêu công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh đại học khi điểm thi năm nay quá cao, đặc biệt là số lượng điểm 10 đã lên đến hơn 4.200. Bên cạnh đó một vài ý kiến cho rằng nên bỏ thi tốt nghiệp để tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nước. Vậy trước nhiêu ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này những chuyên gia đầu ngành nói gì về kỳ thi THPT quốc gia năm 2018?

Theo Thạc sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng: Lý do từ năm 2016 đến nay không có kỳ thi tuyển sinh vào đại học (ĐH) mà chỉ còn một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, căn cứ theo điều 34 của Luật Giáo dục ĐH, cho phép các trường tự quyết định phương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Trong đó, việc xét tuyển có thể dựa trên kỳ thi THPT quốc gia hoặc xét kết quả học tập qua học bạ. Tức là ở đây, đã tách ra thành hai công việc. Công việc vừa rồi Bộ GD&ĐT và các địa phương đã hoàn thành là tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Công việc tiếp theo là tuyển sinh ĐH, CĐ, việc này tùy thuộc vào các trường,  vì trong năm 2017 một số trường Cao đẳng Y Hà Nội hay Dược đã trực thuộc sự quản lý của Bộ LĐTB- XH, nên Bộ cho phép các trường sẽ tự chủ trong công tác tuyển sinh, miễn sao đảm bảo được chất lượng đầu vào và Bộ chỉ có vai trò hỗ trợ chứ không làm thay.  Cũng theo Thạc sĩ, tỷ lệ tốt nghiệp của kỳ thi tiêu chuẩn với đề thi thực sự chuẩn hóa là có khoảng 70-80% thí sinh đạt chuẩn. Đây cũng là tỷ lệ phổ biến tại các nước áp dụng đề thi chuẩn hóa. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi với kết quả đó, các em sẽ có thêm động lực học tập để vượt qua kỳ thi.

Để đảm bảo chất lượng tốt nhất Bộ cần có những thay và nhìn nhận tích cực về thực trạng giáo dục nước ta

Có nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia

Theo nhiều ý kiến cho rằng trước kết quả gần như tuyệt đối của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017 khi mà gần 100% học sinh đỗ tốt nghiệp thì nên bỏ thi cho đỡ tốn kém. Thực tế tại một vài quốc gia trên thế giới đã bỏ kỳ thi THPT quốc gia. Thay vì tổ chức thi, họ đánh giá kết quả học sinh sau 12 năm học, căn cứ vào bảng điểm. Tuy nhiên để làm được điều này, mức độ đánh giá của các trường là phải giống nhau, tương đương nhau, tức là toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông đã được kiểm định, gắn chặt với chuẩn đầu ra, hoàn toàn không có chuyện trường này đánh giá lỏng còn trường kia đánh giá chặt.

Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, nếu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thả lỏng hoàn toàn cho các trường thì các địa phương sẽ đua nhau giữ thành tích, chắc chắn sẽ gây rối loạn và bất ổn. Do vậy, nếu muốn bỏ thi tốt nghiệp thì buộc phải có hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, hình thành văn hóa chất lượng bám chặt vào chuẩn đầu ra.

Trong khi đó, hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục của chúng ta hiện đang mới làm ở bậc đại học, phổ thông chưa có chính sách cụ thể. Do vậy, giải pháp tối ưu hơn cả là nên duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia bằng cách tiếp tục hoàn thiện đề thi đạt được mức độ chuẩn hóa thực sự. Bởi khi đề thi chuẩn hóa thì hoàn toàn có thể yên tâm vào kết quả thực chất của kỳ thi.

Theo trả lời trên tin giáo dục của nhiều chuyên gia cho rằng, để tránh tình trạng “trường ăn không hết, trường lần chẳng ra” Bộ GD&ĐT phải áp dụng một loạt các chính sách. tiến tới xây dựng đề thi tiêu chuẩn thực sự, phổ điểm các môn thi phân hóa chuẩn để đảm bảo kết quả tin cậy. Để đảm bảo công bằng, khâu quản lý giám sát thi tại các địa phương phải chặt chẽ hơn bằng cách tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cũng như sự giám sát xã hội, đặc biệt là báo chí. Quan trọng hơn Bộ phải định ra điểm sàn chỉ cho các trường top trên, trường đẳng cấp như các nước tiên tiến đang làm bởi thực tế tại Việt Nam có hệ thống các trường trọng điểm quốc gia, song các trường này vẫn “tận thu” tuyển sinh cả hệ cao đẳng, trung cấp một cách lộn xộn, vơ vét, tuyển sinh lấn sân sang thí sinh của các trường top dưới.

Thứ tư, phải điều tra tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm một cách công khai, thường xuyên. Trường nào tuyển sinh ít, tỷ lệ sinh viên có việc làm thấp phải giảm chỉ tiêu đầu vào.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa