Hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động Y tế trong ngành Hộ sinh


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Để giúp các Nữ Hộ sinh có thể mở rộng cơ hội việc làm cho riêng mình, ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y khoa xin hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động Y tế trong ngành Hộ sinh.

Hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động Y tế trong ngành Hộ sinh

Kỹ thuật chăm sóc phụ nữ và trẻ sơ sinh ngày càng được chú trọng và việc mở Nhà hộ sinh ở thời điểm hiện tại là điều mà nhiều sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng, Liên thông và Văn bằng 2 Cao đẳng Hộ sinh muốn thực hiện. Vậy thủ tục cấp giấy phép hoạt động Nhà hộ sinh cần những thủ tục gì? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính

  • Luật khám bệnh, chữa bệnhsố: 40/2009/QH12 Quốc hội thông qua ngày 23/11/2009
  • Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
  • Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Quyết định 59/2008/QĐ-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính

Theo đó, bạn có thể nộp trực tiếp tại các Sở Y tế với số lượng hồ sơ là:1. Nếu trong trường hợp xem xét hợp lý và đủ điều kiện thông hành thí sẽ được hành nghề. Thời hạn giải quyết: 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trình tự thực hiện giấy chứng nhận hoạt động Y tế trong ngành Hộ sinh

Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Y tế có ghi Phiếu tiếp nhận: ghi ngày nhận hồ sơ và ngày hẹn trả kết quả.

Bước 2: Trong thời hạn 90 ngày, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ, hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ tiến hành thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động.

  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thu lệ phí, trả kết quả, lưu hồ sơ

Thành phần cần có trong hồ sơ xin giấy chứng nhận hành nghề Hộ sinh

Theo một số Nữ Hộ sinh tốt nghiệp Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội thì thành phần cần có trong hồ sơ xin giấy chứng nhận hành nghề Hộ sinh bao gồm những giấy tờ sau đây:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư 41/2001/TT-BYT
  2. Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài
  3. Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề
  4. Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6- Thông tư 41/2011/TT-BYT
  5. Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 – Thông tư 41/2011/TT-BYT
  6. Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề
  7. Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư 41/2011/TT-BYT
  8. Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Ngành Hộ sinh là ngành học đắt giá nhất hiện nay

Tên mẫu đơn và mẫu kê khai gồm có những gì?

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư 41/2001/TT-BYT
  2. Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư 41/2011/TT-BYT
  3. Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 Thông tư 41/2011/TT-BYT

Điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Cơ sở vật chất:

  1. a) Xây dựng và thiết kế:

– Xây dựng chắc chắn, đủ các buồng chuyên môn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ làm vệ sinh;

– Các buồng phải được thiết kế liên hoàn, hợp lý để thuận tiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.

  1. b) Nhà hộ sinh phải có các buồng khám thai, khám phụ khoa, kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình, mỗi buồng có diện tích ít nhất là 10m2; buồng đẻ có diện tích ít nhất là 16 m2; buồng nằm của sản phụ có diện tích ít nhất là 20 m2 để bảo đảm diện tích ít nhất cho một giường bệnh là 5m2/giường;
  2. c) Các buồng quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình theo quy định tại Điểm 5.4 Khoản 5 về yêu cầu hoàn thiện và kết cấu công trình của Quyết định số 2271/2002/QĐ – BYT ngày 17 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở – Tiêu chuẩn ngành;
  3. d) Bảo đảm xử lý rác thải y tế và các điều kiện về an toàn bức xạ (nếu có) theo quy định của pháp luật;

đ) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Thiết bị y tế:

  1. a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà nhà hộ sinh đăng ký;
  2. b) Có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài nhà hộ sinh. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà hộ sinh thì phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu.

Tổ chức, nhân sự:

  1. a) Có bộ máy tổ chức phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  2. b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là bác sỹ hoặc cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học) có chứng chỉ hành nghề;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về sản phụ khoa ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ hoặc ít nhất là 45 tháng đối với cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học);

– Là người làm việc toàn thời gian tại nhà hộ sinh.

  1. c) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh, các đối tượng khác làm việc trong nhà hộ sinh nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Phạm vi hoạt động chuyên môn:

  1. a) Khám thai, quản lý thai sản;
  2. b) Cấp cứu ban đầu, sơ cứu sản khoa;
  3. c) Tiêm phòng uốn ván;
  4. d) Thử protein niệu;

đ) Đỡ đẻ;

  1. e) Nạo sót rau sau đẻ; sau sẩy thai;
  2. g) Đặt vòng tránh thai;
  3. h) Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai £06 tuần (từ 36 ngày đến 42 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) khi đáp ứng các điều kiện quy định tại chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  4. i) Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.

Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động Y tế trong ngành Hộ sinh mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y khoa tổng hợp. Nếu nhận thấy những cơ hội việc làm phù hợp và khả năng thích ứng công việc cao các thí sinh có thể lựa chọn theo học ngành Hộ sinh phù hợp với điều kiện của mình. Năm 2018, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh, Liên thông và Văn bằng 2 Cao đẳng Hộ sinh học tại Hà Nội. Để biết thêm thông tin tuyển sinh chi tiết các học viên có thể liên hệ đến địa chỉ: Phòng 506 Tầng 5, nhà 2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 02439.131.131 – 0996.131.131.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Hà Nội