Cùng tìm hiểu bệnh viêm quanh cuống răng do nguyên nhân nào gây nên?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm quanh cuống răng là tổn thương viêm của các thành phần mô quanh cuống răng. Vậy bệnh do nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng viêm quanh cuống răng này?

Viêm quanh cuống răng rất dễ dẫn đến áp-xe và hoại tử tủy

Viêm quanh cuống răng rất dễ dẫn đến áp-xe và hoại tử tủy

Những nguyên nhân khiến viêm quanh cuống răng là gì?

Những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm quanh cuống răng như sau:

  • Viêm quanh cuống răng do nhiễm khuẩn.
  • Tình trạng viêm tủy, tủy hoại tử, dẫn đến biến chứng viêm quanh cuống răng. Quá trình viêm tủy gây ra do các vi khuẩn xâm nhập từ lỗ sâu, làm giải phóng hàng loạt các chất có độc tính vào vùng mô quanh cuống, bao gồm: Nội độc tố và ngoại độc tố sản sinh từ vi khuẩn.
  • Các enzyme gây tiêu protein, bao gồm phosphatase acid, ß – glucuronidase và arylsulfatase.
  • Các enzyme tiêu hủy cấu trúc sợi chun và sợi tạo keo.
  • Thành phần prostaglandin và interleukin 6 gây tiêu xương.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân viêm cuống răng do tình trạng nhiễm khuẩn quanh răng, trong đó vi khuẩn từ mô quanh răng xâm nhập vào vùng cuống răng.

Bệnh viêm quanh cuống răng do sang chấn răng?

Đối với sang chấn cấp tính: Sang chấn tác động mạnh lên răng, dẫn đến đứt các mạch máu ở cuống răng, sau đó có điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn, gây ra viêm quanh cuống, thường là viêm quanh cuống răng cấp tính.

Đối với sang chấn mạn tính: Các sang chấn mức độ nhẹ như sang chấn khớp cắn, núm phụ, sang chấn do bệnh nhân có tật nghiến răng, do thói quen xấu, ví dụ như cắn chỉ, cắn đinh,… lặp lại thường xuyên, hậu quả gây ra tổn thương viêm quanh cuống răng mạn tính.

Tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm chỉ cần tốt nghiệp THPT

Tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm chỉ cần tốt nghiệp THPT

Do sai sót trong điều trị nha nên bị viêm quanh cuống răng?

Nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ chất hàn thừa, chụp quá cao, gây sang chấn khớp cắn hoặc do sai sót trong điều trị tủy:

  • Trong quá trình lấy tủy và làm sạch ống tủy, đẩy chất bẩn ra vùng cuống, vô tình gây bội nhiễm.
  • Tình trạng tắc ống tủy do các tác nhân cơ học, chẳng hạn như gãy dụng cụ hoặc do các tác nhân hữu cơ như tạo nút ngà mùn trong lòng ống tủy.
  • Xé rộng hoặc di chuyển lỗ cuống răng.
  • Các tổ chức nhiễm khuẩn vô tình bị đẩy vào vùng cuống trong quá trình điều trị tủy hoặc các dị vật xâm nhập, như sợi cellulose từ côn giấy, bột tan từ găng tay,…
  • Lạc đường gây thủng ống tủy.
  • Các vi khuẩn trong khoang tủy gây tác động kháng lại các chất sát trùng ống tủy ở các răng điều trị tủy lại.
  • Sử dụng thuốc sát khuẩn quá mạnh hoặc có tính chất kích thích mạnh vùng cuống (như trioxymethylene).

Ngoài ra còn bị khi các chất hàn quá cuống là vị trí cho vi khuẩn lưu lại và phát triển.

Bệnh viêm quanh cuống răng được nhận biết triệu chứng là gì?

Đối với những bệnh nhân khi bị viêm quanh cuống răng cấp tính, thường có những biểu hiện mệt mỏi; sốt cao ≥ 38 ̊C; kèm thêm dấu hiệu nhiễm khuẩn như môi khô; lưỡi bẩn; đôi khi có phản ứng hạch ở vùng dưới hàm hoặc dưới cằm.

Người bệnh cảm thấy đau nhức răng: Cơn đau tự nhiên, liên tục, nghiêm trọng, lan lên vùng nửa đầu. Mức độ đau tăng lên khi nhai, không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau, bệnh nhân có thể xác định rõ vị trí răng đau. Răng bị đau chạm trước khi cắn làm bệnh nhân bị đau, không dám nhai.

Ngoài ra, vùng da ngoài tương ứng vị trí răng tổn thương bị sưng nề, đỏ đau, không rõ ranh giới, ấn vào thấy đau, có hạch tương ứng. Răng có thể đổi màu hoặc không đổi màu, lúc thăm khám thường thấy tổn thương do sâu răng chưa được hàn, hoặc răng đã được điều trị, hoặc có những tổn thương khác không do sâu. Niêm mạc tại ngách lợi tương ứng vùng cuống răng cũng bị sưng nề, đỏ, ấn đau, mô lỏng lẻo.

Qua bài viết trên, Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết bệnh viêm quanh cuống răng cần được điều trị dựa theo nguyên tắc loại trừ toàn bộ mô nhiễm khuẩn và hoại tử trong ống tủy. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp.