Tìm hiểu triệu chứng và tiến bộ trong điều trị bệnh thoái hóa khớp


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh thoái hóa khớp xảy ra khi sụn bị hao mòn và phá vỡ, làm thu hẹp không gian và dẫn đến sự va chạm, cọ xát giữa các xương với nhau,… và các triệu chứng khác. Vậy có thể điều trị bệnh như thế nào?

Bệnh thoái hóa khớp là một căn bệnh mãn tính

Bệnh thoái hóa khớp là một căn bệnh mãn tính

Những triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp là gì?

Theo các Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết những triệu chứng rõ nét của bệnh thoái hóa khớp như sau:

  • Bệnh thoái hóa khớp dẫn đến đau khớp

Đây chính là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất của bệnh thoái hóa khớp. Cơn đau thường âm ỉ và có thể thành cơn đau cấp khi người bệnh vận động ở tư thế bất lợi. Việc vận động nhiều cũng khiến người bệnh bị đau thêm. Mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động và sẽ hết đau sau khi nghỉ ngơi. Nhưng sau đó có thể đau liên tục và đau trội hẳn lên khi tiếp tục vận động.

Các cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh giá, độ ẩm cao và áp suất không khí giảm. Khi đó chỉ cần cử động nhỏ người bệnh cũng có thể bị đau nhức tại khớp suốt cả ngày thậm chí nhiều ngày.

  • Bệnh thoái hóa khớp sẽ bị cứng khớp

Cứng khớp là triệu chứng đi kèm theo các cơn đau, nhất là vào buổi sáng. Sau khi ngủ dậy, người bệnh sẽ thấy không thể cử động được các khớp bị đau. Lúc đó, phải dừng vận động tầm 10-30 phút để tình trạng cứng khớp giảm dần. Thoái hóa khớp càng nặng thì cứng khớp càng dai dẳng hơn.

  • Thường có tiếng kêu trong khớp khi cử động

Như đã nói ở phần trên, thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương có kèm theo phản ứng viêm và giảm sút lượng dịch nhầy giúp bôi trơn. Do đó khi di chuyển, đầu xương sẽ tiếp tục gần sát vào nhau, tiếp xúc với phần sụn bị bào mòn tạo ra tiếng kêu lạo xạo. Triệu chứng này dễ nhận biết nhất sau khi vận động mạnh. Lúc đó kèm theo tiếng kêu là cơn đau dữ dội.

  • Thường gây nên tình trạng khó vận động các khớp

Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh có thể không làm được một số động tác như quay cổ hay không cúi được sát đất.

  • Bệnh thoái hóa khớp khiến các khớp bị sưng tấy biến dạng

Các khớp bị đau có thể bị sưng tấy hoặc thậm chí biến dạng. Các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi. Ví dụ dễ thấy nhất là đầu gối bị lệch khỏi trục, ngón chân cong vẹo, trong khi các ngón tay thì u cục gồ ghề, không đều nhau

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Vật lý trị liệu

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Vật lý trị liệu

Điều trị thoái hóa khớp bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu như nào?

PRP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Platelet Rich Plasma”: Huyết tương giàu tiểu cầu.. Trong máu bình thường có huyết tương (plasma) và các tế bào máu là hồng cầu (93%) bạch cầu, (1%) tiểu cầu (6%). Máu sau khi được chiết xuất ly tâm sẽ loại bỏ phần lớn hồng cầu, bạch cầu sẽ còn lạị tiểu cầu với tỷ lệ nhiều gấp 2 đến 7 lần tỷ lệ trong máu bình thường.

Tiểu cầu được làm vỡ sẽ giải phóng ra nhiều yếu tố dinh dưỡng, tăng trưởng có vai trò quan trọng trong việc tái tạo, làm lành tổ chức, điều hòa sản xuất collagen, kích thích tăng trưởng nguyên bào sợi và các dạng tế bào gốc khác nhau của nguyên bào sợi. PRP kích thích tế bào biểu mô, tạo chất nền, phân chia tế bào và tái tạo tế bào máu, cũng như kích thích phát triển mạch máu. Từ đó làm tái sinh các mô bị hư hại, giúp cho tế bào trở nên khỏe mạnh hơn.

Đối với các tổn thương cơ xương khớp, PRP có tác dụng kháng viêm, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, tăng khả năng vận động cho cơ và khớp.

Tùy vào tình trạng lâm sàng của người bệnh và khả năng phục hồi của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tiêm PRP 2 -3 lần.So với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), PRP được đánh giá cao về sự an toàn do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh, giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%. Cộng thêm quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý đã khiến PRP đang ngày càng được áp dụng rộng rãi.

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895