Thắc mắc về tăng học phí Đại học Bộ GD&ĐT đã chính thức lên tiếng


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sau nhiều ngày có thông tin Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí các trường Đại học công lập đã có rất nhiều ý kiến trái chiều đưa ra, đến thời điểm hiện tại Bộ đã chính thức lên tiếng.

Thắc mắc về tăng học phí Đại học Bộ GD&ĐT đã chính thức lên tiếng

Theo đó, đại diện Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ GD&ĐT) cho biết thông tin tăng học phí đại học lên 20,5 đến 50,5 triệu đồng mỗi tháng là không chính xác.

Tăng học phí các trường Đại học công lập như thế nào

Theo thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có được, trong dự thảo, các trường đảm bảo chi thường xuyên và chi cho đầu tư có quyền quyết định mức thu học phí theo nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích lũy. Những trường đảm bảo chi thường xuyên, dự kiến học phí sinh viên đóng tương đương với các trường được Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. Cụ thể, năm học 2020 – 2021 học phí 2,05 – 5,05 triệu đồng/sinh viên/1 năm học (10 tháng).

Mức học phí này cũng áp dụng cho những trường tự chủ tài chính đảm bảo một phần chi thường xuyên, với mức thu được thực hiện theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo. Như vậy, năm học 2020 – 2021 học phí trường ĐH công lập tự chủ cao gấp 2 – 3,5 lần so với trường chưa tự chủ (9,8 – 14,3 triệu đồng).

Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo ở năm 2020-2021 là từ 980.000 đồng-1,430 triệu đồng/sinh viên mỗi tháng, tùy từng nhóm ngành đào tạo. Theo dự thảo này, cơ chế tự chủ sẽ áp dụng với tất cả cơ sở giáo dục đại học công lập (trừ các trường đại học xuất sắc và hệ thống trường chính trị).

Chính sách miễn giảm học phí và học bổng

Chính sách miễn giảm học phí và học bổng

Vẫn nên có chính sách miễn giảm học phí và học bổng

Bên cạnh việc tăng học phí đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên thì cũng phải nghĩ tới những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nếu như tăng học phí sẽ có nhiều sinh viên phải bỏ học, đây cũng chính là trăn trở của một số lãnh đạo các trường Đại học. Nhiều ý kiến đưa ra cho rằng, bên cạnh việc tăng học phí thì quỹ học bổng cũng phải tăng, quỹ học bổng cũng cần phải tăng gấp 2 – 3 lần so với hiện tại. Sinh viên học giỏi, khó khăn sẽ được nhận học bổng nhiều hơn đồng thời với chính sách vay vốn học tập.Việc tăng học phí giúp trường có nguồn tiền để đầu tư cho điều kiện học tập, tăng chất lượng đào tạo, khi đó sẽ có tác động ngược trở lại người học. Tự chủ học phí tăng, khi đó bắt buộc người học phải cân nhắc kỹ lưỡng trong lựa chọn trường học, ngành học để ra trường có thể làm việc, kiếm tiền bù đắp cho sự đầu tư trước đó.

Chính vì vậy, bên cạnh việc đề xuất tăng học phí từ 2,05 – 5,05 triệu đồng/sinh viên/1 năm học (10 tháng) thì các trường cũng phải có những chính sách hỗ trợ sinh viên, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời tăng mức học bổng dành cho những học sinh giỏi, có thành tích học tập xuất sắc.

Nguồn: Caodangykhoa.vn