Ớn lạnh trước nạn bạo hành trong ngành Y!


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Từ vụ việc xảy ra ở Bệnh viện Đa Khoa Thạch Thất, Hà Nội, người ta mới rùng mình nhận ra nguy hiểm hơn cả bạo hành gia đình, dã man hơn bạo hành trẻ em chính là nạn bạo hành ngành Y.

Ớn lạnh trước nạn bạo hành trong ngành Y!

Nạn bạo hành trong ngành Y 

Nhất là khi những sự việc, người nhà bệnh nhân hay chính bệnh nhân hăm dọa, hành hung y bác sĩ, cán bộ y tế… nhiều như cơm bữa ở các bệnh viện thường được “giấu nhẹm”đi. Đơn giản vì nạn nhân thường chọn giải pháp im lặng.Vì sao lại thế?

Rùng mình trước con số thống kê về nạn bạo hành nhân viên y tế

Mới đây nhất, vào ngày 17/4, dư luận lại được một phen rùng mình trước sự việc một ông bố bệnh Nhi đang điều trị ở Bệnh viện Đa Khoa Thạch Thất, Hà Nội cầm cốc thủy tinh đánh bác sĩ đến chấn thương sọ não, bất tỉnh. Được biết, đó là bác sĩ Lê Quang Dương, một thầy thuốc vô cùng hiền lành và tốt tính, chưa bao giờ to tiếng với ai. Sự kiện khiến tất cả các nhân viên y tế ở bệnh viện cũng như dư luận quan tâm, hoang mang và xót xa. Chưa bao giờ Ngành Y cần lên tiếng như bây giờ. Chưa bao người mặc áo blue cần được bảo vệ như lúc này. Và có thể nói chua bao giờ bệnh viện trở thành nơi nguy hiểm và bất hạnh đến thế, đúng theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen.

Trên thực tế, vụ việc ấy chỉ là một trong rất rất nhiều các vụ hành hung, hăm dọa quát nạt và thiếu tôn trọng nhân viên y tế vẫn hàng ngày, hàng giờ nganh nhiên diễn ra trong bệnh viện hay một cơ sở khám chữa bệnh nào đó ở Việt Nam. Theo giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thêm là từ năm 2016 đến đầu năm 2017, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện hàng đầu cả nước xảy ra 23 vụ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hành hung và có yếu tố phạm pháp hình sự và được bắt quả tang tại bệnh viện. Còn bệnh nhân Thanh Nhàn thì có 8 vụ tương tự đã xảy ra.

Rùng mình trước con số thống kê về nạn bạo hành nhân viên y tế

Thống kê con số vụ bạo hành trong ngành Y ngày càng tăng

Và chắc chắn con số ấy hãy còn tăng lên nhiều hơn nữa vì con số không báo cáo còn nhiều hơn thế rất nhiều, các Điều Dưỡng viên, Y tá, Bác sĩ, Hộ Lý….bị hăm dọa, hành hung đều không nói chuyện với ai hay chỉ dừng lại ở việc chấp nhận. Họ im lặng vì không muốn mất việc, không muốn tốn thời gian để làm việc với các cơ quan rồi tường trình, rồi phân bua phiền phức. Thời gian ấy họ chịu đựng và tiếp tục công việc. Với những cán bộ ngành y tế thời buổi này thì thời gian là vàng bạc, là cơ hội cứu sống 1 con người nên họ cũng chẳng sân si mà tính toán thiệt hơn với đôi lời nói, hành động nào đó. Đơn cử như câu chuyện của bạn Khanh, sinh viên thực tập Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur kể có hôm bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hăm dọa, mình đứng từ xa mà sợ tím mặt chứ chưa kể phải tiếp xúc. Thế rồi bác sĩ ấy cũng chả nói gì, chắc vì quá quen rồi. Vì đúng lúc có bệnh nhân vào, toàn bệnh nhân nặng, đông rồi mỗi người một vị trí nên chả có thời gian giải quyết mấy chuyện ấy đâu.

Ai bảo vệ người thầy thuốc trước vấn nạn bạo hành ngành Y?

Bạo hành mà xã hội quan tâm có thể là bạo hành gia đình, bạo hành trẻ em, bạo hành tình dục…nhưng chưa bao giờ chúng ta nhìn nhận một cách rõ nét và nghiêm túc nhất về nạn bạo hành ngành Y, nói đúng hơn là vấn nạn bạo hành cán bộ y tế.

Đã đến lúc Nhân viên Y tế cần được bảo vệ

Đã đến lúc Nhân viên Y tế cần được bảo vệ

Người ta chỉ đứng ra bênh cho bác sĩ, y tá khi có ai đó bị đánh và đưa lên báo, họ dùng lời động viên ngọt ngào nhưng sáo rỗng, có ai chắc chắn nếu không ở đó, không trong hoàn cảnh đó thì sẽ không thốt ra lời nói kiểu “chúng nó làm mất bảo hiểm y tế của tôi rồi” hay “bác sĩ kiểu gì mà bệnh nhân sắp chết mà gọi không thèm thưa”’…và đầy rẫy những điều khác khiến cho người thầy thuốc đã căng thẳng với hàng trăm ca bệnh, căng thẳng về chuyên môn, luôn phải căng đầu tìm cách cứu bệnh nhân rồi lại bị bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đe dọa kiểu này nữa thì làm sao mà yên tâm công tác. Hỏi làm sao mà các sinh viên Y khoa ra trường chẳng còn muốn thiết tha các bệnh viện công, bệnh nhân nhà nước. Họ sợ nơi đầu sóng ngọn gió ấy họ sẽ chẳng thể chống chịu nổi với lời cay nghiệt, với lúc tức giận bộc phát của một người nào lúc mất bình tĩnh…Đó cũng là suy nghĩ của một bạn sinh viên đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.

Vậy ai sẽ đứng ra gánh vác trách nhiệm, đứng mũi chịu sào để cán bộ y tế yên tâm cống hiến cho y học, cho con đường thầy thuốc vốn gập gềnh, thiếu thốn người đồng hành như bây giờ. Phải chăng, chỉ có họ mới tự bảo vệ và cứu lấy chính họ như bây giờ. Để họ yếu ớt chống chọi với vấn nạn mang tên bạo hành ngành Y.

Trang Minh – Caodangykhoa.vn.