Những sự kiện Giáo dục gây “chấn động dư luận” năm 2017


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Năm 2017 khép lại với nhiều sự kiện Giáo dục đáng nhớ nhưng đây cũng là năm ngành Giáo dục nước nhà có nhiều thay đổi và chứng kiến nhiều vụ bạo hành trẻ em gây chấn động dư luận.

Những sự kiện Giáo dục gây “chấn động dư luận” năm 2017

Những sự kiện Giáo dục gây “chấn động dư luận” năm 2017

Theo nguồn Tin Giáo dục mới nhất, năm 2017 là năm mà ngành Giáo dục nước nhà chứng kiến nhiều sự thay đổi, đặc biệt là với những đề xuất mới như: Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, Cải tiến Tiếng Việt, Học sinh Việt Nam bội thu huy chương các kỳ thi Olympic quốc tế… Nhưng đây cũng là một năm có nhiều thay đổi của ngành Giáo dục và Đào tạo và chứng kiến nhiều vụ bạo hành trẻ em.

Lương Giáo viên sẽ ở mức cao nhất

Theo Dự thảo sửa đổi mới nhất và bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành do Bộ vừa công bố, đồng thời lấy ý kiến đóng góp trong xã hội đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng. Cụ thể, Điều 81 về tiền lương trong Dự thảo nêu cần sửa đổi: Theo đó Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.Ngoài ra, Nhà giáo còn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.

Cũng theo Dự thảo này, các học sinh từ tiểu học đến THCS hệ công lập sẽ được miễn hoàn toàn học phí trong suốt những năm học tại Trường. Các chuyên gia đầu ngành Giáo dục nhận định: đây được xem là cơ chế chính sách thích hợp để thực hiện phổ cập giáo dục, bởi vì trước đó chỉ miễn học phí cho các học sinh thuộc bậc Tiểu học công lập.

Đề xuất cải tiến Tiếng Việt

Theo thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y khoa Hà Nội cho biết, cuối tháng 11 vừa qua, cộng đồng mạng từng “phát sốt” với đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền – nguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy-học phổ thông. Ông có đưa ra chương trình cải cách Tiếng Việt từ 38 chữ cái giảm còn 31 để loại bỏ hầu hết thiếu sót và bất cập trong ngôn ngữ Tiếng Việt, đặc biệt là về cách viết. Nhưng đáng chú ý là  cách viết đã thay đổi hoàn toàn so với chữ viết hiện nay. Lên tiếng về sự thay đổi này, Bộ cho rằng rất trân trọng những đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học. Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế, cần có sự thẩm định của chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ.

Năm 2017 ngành Giáo dục được chứng kiến những “cơn mưa điểm 10”

Năm 2017 ngành Giáo dục được chứng kiến những “cơn mưa điểm 10”

“Mưa điểm 10” ở kỳ thi THPT Quốc gia

Ngày 6/7, Bộ GD&ĐT đã cung cấp dữ liệu điểm thi trong Kỳ thi THPT Quốc gia của 63 tỉnh, thành. Khác với những năm trước dư luận thường quan tâm điểm liệt của các thí sinh thì năm nay, “mưa điểm 10” tăng mạnh với 4.235 bài thi đạt điểm 10 ở 9 môn thi. Năm 2016, theo thống kê của Bộ cả nước có 69 bài thi đạt điểm 10 và năm 2015 có 406 bài thi đạt điểm tuyệt đối. Điều này đã cho thấy, năm 2017 là năm ngành Giáo dục chứng kiến nhiều điểm 10 nhất trong kỳ thi quốc gia từ trước đến nay.

Liên tiếp các vụ bạo hành trẻ em

Theo giảng viên đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng cho ngành Giáo dục thì trong năm 2017 nước ta lại chứng kiến nhiều sự việc đau lòng vì nhiều gia đình phải chứng kiến nạn bạo hành trẻ em liên tiếp xảy ra. Theo thống kê, đầu tháng 2 vừa qua một đoạn clip được đưa lên mạng xã hội ghi lại cảnh các giáo viên đánh đập, xúc phạm trẻ em ở khu vực hành lang, nhà vệ sinh. Theo đó các Cơ quan chức năng đã vào cuộc, làm rõ sự việc xảy ra tại cơ sở Mầm non tư thục Sen Vàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Sau đó, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định đóng cửa trường, không cho Trường tiếp tục hoạt động, đồng thời xử phạt hành chính các giáo viên trực tiếp đánh trẻ em.

Không chỉ dừng lại ở đó mà còn rất nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở khu vực TP.HCM được ghi lại gây bức xúc dư luận, người dân mất niềm tin về ngành Giáo dục mầm non nước nhà, các cơ quan chính quyền cũng đã vào cuộc và có hình thức xử lý nghiêm. Từ những sự kiện này đòi hỏi trong năm 2018 Bộ và Nhà nước ta cần quan tâm và đẩy mạnh công tác quản lý để ngành Giáo dục nước nhà ngày càng vững mạnh, văn minh và đạt nhiều thành tựu hơn nữa.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Hà Nội