Theo thống kê trong số 4 tỉ đơn thuốc chất ở các quầy thuốc thì rất ít khách hàng hỏi dược sĩ về loại thuốc mình mua và ngược lại dược sĩ cũng ít trả lời vì nhiều lý do.
- Học phí Cao đẳng Dược chính quy năm 2018 có thay đổi gì không?
- Trong năm 2018 ngành học nào lên ngôi?
- Địa chỉ nào đào tạo Cao đẳng Dược chuẩn Bộ Y tế tại Hà Nội?
Trong quá trình mua và sử dụng thuốc bệnh nhân nên đặt câu hỏi với người dược sĩ
Thiếu sự tương tác khi mua thuốc
Nếu ở nước ngoài dược sĩ sẽ phải có trách nhiệm giải thích rõ ràng với khách hàng về loại thuốc mà khách hàng đang mua, bởi nếu có chuyện gì xảy ra đối với bệnh nhân thì dược sĩ sẽ là người bị “khui” trách nhiệm đầu tiên. Tuy nhiên điều này lại dường như không xuất hiện trong các quầy thuốc, bệnh viên, phòng mạch tư ở Việt Nam. Một phần lý do được xác định là do quá đông bệnh nhân chờ nên dược sĩ không thể giải đáp chi tiết cho bệnh nhân về loại thuốc mà họ sẽ sử dụng. Một phần cũng vì lý do nhiều bác sĩ không màng “kinh doanh”, chỉ ra toa thuốc mà để bệnh nhân ra nhà thuốc tự mua. Chính vì nguồn nhân lực dược sĩ tại nước ta còn đang rất yếu mà mỏng, không thể phục vụ hết được nhu cầu thăm khám của con người nên ngày này rất nhiều bạn trẻ đã lựa chọn chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược để hi vọng tìm được một công việc phù hợp cùng mức lương tương xứng ở một ngành nghề có tiềm năng phát triển lớn như ngành Dược.
Theo quy định khi đến nhà thuốc, bệnh nhân có quyền đặt câu hỏi về tất cả những loại dược phẩm mà dược sĩ sẽ cung cấp. Cuộc đối thoại giữa bệnh nhân và dược sĩ là đối thoại hai chiều. Cả hai bên đều phải lắng nghe, đặt câu hỏi qua lại nhằm nắm bắt thông tin về quá trình sử dụng thuốc một cách chính xác nhất. Còn dược sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về những thông tin có liên quan tới thuốc như tiền sử bệnh, nói cho bệnh nhân nghe về dược phẩm họ sẽ sử dụng và sẽ trả lời những câu hỏi mà bệnh nhân đặt ra.
Thông thường một người dược sĩ tốt nghiệp trình độ Cao đẳng Dược là đã có đủ điều kiện về mặt kiến thức để hành nghề, tư vấn, kê thuốc cho bệnh nhân. Còn về phía bệnh nhận cũng cần chọn mặt dược sĩ để gửi gắm sức khỏe, điều này quan trọng không kém việc chọn bác sĩ.
Việc nắm bắt thông tin về thuốc giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả hơn
Bệnh nhân nên hỏi bác sĩ điều gì khi mua thuốc?
Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bệnh nhân bắt buộc phải đặt một số câu hỏi liên quan tới loại thuốc mình đang sử dụng với dược sĩ. Theo đó, một vài câu hỏi bệnh nhân nên hỏi khi mua thuốc gồm:
-
Loại thuốc này gọi là gì?
Mỗi loại thuốc bao giờ cũng có hai tên: tên chung (tên hóa học) và tên biệt dược. Tên biệt dược là tên mà hãng dược phẩm đặt ra với quyền bảo hộ mậu dịch. Còn tên chung là tên của chất làm thuốc. Mỗi hãng dược phẩm lấy tên biệt dược khác nhau nhưng tên chung thì chỉ có một.
Chẳng hạn như loại thuốc paracetamol là tên chung, nhưng Hãng GlaxoSmithKline lấy tên biệt dược là Panadol, Hãng McNeil Consumer Healthcare lấy tên biệt dược là Tylenol.
-
Công dụng chính của thuốc là gì?
Đây là điều rất quan trọng và cần thiết nên bệnh nhân cần chú ý để hỏi dược sĩ. Khi đã nắm rõ được nguyên tắc điều trị bệnh của thuốc sẽ giúp bệnh nhân sử dụng đúng mục đích, tránh dùng linh tinh gây ra những hậu quả đáng tiếc với sức khỏe người bệnh.
-
Thuốc này cần được dùng như thế nào?
Thời điểm nào trong ngày là tốt nhất để sử dụng loại dược phẩm ấy? Có nhiều loại dược phẩm cần phải dùng chính xác cùng thời điểm cho mọi ngày. Ví dụ sáng nay uống thuốc 7 giờ thì sáng mai cũng phải uống lúc 7 giờ có như thế thuốc mới phát huy được tối đa tác dụng trong việc chữa bệnh.
Bệnh nhân cần nắm bắt được những thông tin cơ bản về việc dùng thuốc đến sức khỏe bệnh nhân
-
Những tác dụng phụ trong lúc dùng thuốc
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn một số thuốc gây ra những tác dụng phụ và có thể dẫn tới những tác động nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó cần phải hỏi dược sĩ về những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc. Có như thế khi dùng thuốc mà cơ thể xảy ra những phản ứng lạ bạn biết cần xử trí thế nào.
-
Cách tốt nhất để bảo quản thuốc là gì?
Hầu hết tất cả các loại thuốc tây đều cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có nhiệt đội thay đổi đột ngột. Tuy nhiên cũng có một vài loại thuốc cần bảo quản trong nhiệt độ lạnh, tránh sóc hay lắc… vì như thế sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.
-
Khi nào nên gặp lại bác sĩ hoặc dược sĩ?
Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc và tình trạng xấu xảy ra, hoặc cảm thấy không khỏe sau một vài ngày sử dụng thuốc kháng sinh thì nên quay trở lại gặp bác sĩ. Thuốc đó có thể không hiệu quả, phù hợp với cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc không làm cho tình trạng bệnh của bạn tốt hơn trong vài ngày, mà phải điều trị từ 3-4 tháng mới thấy được kết quả.
Đó là một vài câu hỏi giúp khách hàng hiểu được những thông tin, công dụng cơ bản về loại thuốc mình đang dùng. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít bệnh nhân hỏi đầy đủ những câu hỏi trên cũng như nhận lại được đầy đủ những thông tin mà bản thân cần biết, một phần vì trình độ của nhiều dược sĩ còn ở mức hạn chế, một phần cũng vì chưa cập nhật thông tin kịp thời. Vì thế giải pháp được giới chuyên môn đề ra với những người chưa thật sự có vốn kiến thức chuyên sâu về nghề là cần dành thời gian để bổ túc kiến thức thông qua lớp học Liên thông Cao đẳng Dược, đây là cách giúp người dược sĩ không bị đào thải ra khỏi ngành mà còn có thêm cơ hội thăng tiến trong tương lai với trình độ bằng cấp tốt cũng như đáp ứng được yêu cầu sự phát triển của nghề nghiệp.
Nguồn: caodangykhoa.vn