Nhói lòng khi đọc nhật ký của nữ bác sỹ vào tối ngày 8/3
Nữ bác sỹ xinh đẹp được trực đúng tối ngày 8/3. Và tối ấy, chị đã viết những dòng nhật ký đầy tâm sự để rồi ai nghe cũng khiến lòng nặng trĩu.
- 8/3 của con gái ngành Y có gì đặc biệt?
- Tại sao Bác sỹ NAM lại thường dùng ví tiền mỏng?
- Con gái ngành Y bị Ế nên thường yêu nhanh và cưới vội?
Nhói lòng khi đọc nhật ký của nữ bác sỹ vào tối ngày 8/3
Chẳng có món quà nào lớn hơn đối với người thầy thuốc ngoài sự cảm thông, chia sẻ từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Đọc những dòng nhật ký ca trực của người bác sỹ ấy mà lòng nặng trĩu, xen lẫn thương giận.
Nữ bác sỹ xinh đẹp đón ngày 8/3 ra sao?
Sinh ra là con gái, là phụ nữ, ai cũng có quyền yêu và được yêu thương. Dẫu yêu thương ấy đến chậm, đến muộn, dẫu tình yêu ấy chưa vẹn tròn thì họ cũng xứng đáng được nhận lời chúc tốt đẹp nhất từ một nửa thế giới. Và với những cô nữ sinh của Cao đẳngY Hà Nội cũng thế.
Vậy nhưng với H. (bác sỹ phẫu thuật), tốt nghiệp một trường đại học tầm cỡ, đi du học và trở về công tác tại bệnh viện lớn của Hà Nội thì khác. Chị dành cả ngày 8/3 – ngày quốc tế phụ nữ cho bệnh nhân, cho những ca cấp cứu hàng giờ liền.
Và thế rồi, người phụ nữ xinh đẹp đã bỏ lại cuộc hẹn hò với người yêu, bỏ lại những đám tụ tập với bạn bè hồi cấp 3, quên đi mất bữa cơm chúc mừng của bố nấu cho hai mẹ con….quên đi cả ngày kỷ niệm quan trọng của phụ nữ toàn thế giới.
Sáng sớm, bước chân ra cửa, đồng hồ vẫn chưa điểm 5 giờ, khi người người còn đang cuộn mình trong chiếc chăn ấm áp, bên những người thân yêu. Thì chị đã phải bước ra khỏi chăn, nấu đồ ăn sáng cho cả nhà và lặng lẽ rời nhà đến bệnh viện.
1 ca mổ, 2 ca mổ, làm bệnh án, điều trị bệnh nhân, thăm khám, làm phác đồ điều trị. 13 giờ ăn vội bữa trưa để chuẩn bị cho ca mổ chiều. Rồi chị cũng là người trực tối hôm ấy. Đôi mắt long lanh, nét mặt dù thiếu ngủ vẫn bình thản và cực kỳ tỉnh táo trên từng đường khâu mũi chỉ. Rất dứt khoát và chính xác.
Tối hôm đấy, chị được phân trực thay cho một bác sỹ có việc đột xuất phải về gấp. Nhà anh ấy có người mất.
Từ dòng nhật ký ca trực….ngẫm lại chuyện đời
Bệnh viện chính là một xã hội thu nhỏ. Có người giàu, kẻ nghèo, có người sang, kẻ hèn, bệnh tật, tai nạn không chừa những người quyền cao chức trọng mà cũng không bao giờ tha những hạng người mạn hạng nhất.
Vậy nên, vào bệnh viện cũng là cách bạn nhìn thấy cuộc đời ngoài kia đang như thế nào. Và bức tranh trong nhật ký ca trực đêm của nữ bác sỹ phẫu thuật chính là tấm gương phản chiếu chính xác nhất những gì đang diễn ra.
Bệnh nhân đầu tiên, nhập viện lúc 0 giờ ngày 8/3/2016
Đầu tiên, là bệnh nhân đầu tiên của ca trực, 0 giờ 8/3/2016. Bệnh nhân là một người đàn ông bị đau quặn bụng đến cấp cứu. Vừa đẩy vào phòng cấp cứu, ông ta đã luôn miệng kể: Tôi có quen bác H. (Giám đốc sở này sợ kia), biết anh K (trưởng phòng này kia…) rồi tôi hợp tác với nhiều người có máu mặt, có địa vị. Kiểu như tân lý muốn thể hiện là mình có quan hệ để được chăm sóc nhiệt tình hơn, chu đáo hơn, để bác sỹ và y tá để mắt nhiều hơn.
Tâm sự của cô bác sỹ trong ngày 8/3
Rồi khi bác sỹ hỏi thông tin để khai vào bệnh án thì thậm chí phải ngơ ra mất mấy phút thì mới nhớ ra mình là ai.
Cuộc sống cũng vậy, một số người cho rằng, các mối quan hệ thân thiết của mình với những người quan to chức lớn thì mình sẽ được thơm lây. Mọi thứ trong cuộc đời của chúng ta không phải do ai cho, ai phát hay nhờ vả vào ai mà có. Tất cả phải được gây dựng, vun đắp bằng chính bản thân mình. Sống ở trên đời hãy cứ tự tin mình làm được gì, mình chịu trách nhiệm như thế nào với cuộc sống của mình. Đừng đổ thừa cho ai, đừng dựa vào ai. Đã có bệnh thì phải vái tứ phương và đã là con người thì có đến giám đốc, Bộ trưởng hay Tổng thống đi chăng nữa thì cũng khó mà tránh khỏi quy luật nghiệt ngã “sinh lão bệnh tử”.
0 giờ 30 phút – Mẹ chỉ có 1 trên đời
Người ta vẫn truyền tai nhau rằng “ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”. Nhưng nào mấy người con làm được. Vì cơm áo gạo tiền, vì dòng đời đưa đẩy, vì bon chen ích kỷ mà quên mất đi rằng, mình đang có những gì và đang mất những gì.
Đó là câu chuyện kể trong nhật ký của nữ bác sỹ phẫu thuật tên D. Chị viết rằng có một bà cụ 70 tuổi, vào phòng cấp cứu khi cơ thể ở trong tình trạng suy kiệt nặng, da xanh niêm nhạt, thở kiểu ngáp cá, và toàn thân khai mùi rất khó chịu. Khi hỏi về bệnh tình của bệnh nhân thì hai cô con gái ruột của bà ăn mặc bảnh bao, sang trọng trả lời rằng không biết mẹ bệnh gì và bà thở và ăn uống kém cả tháng nay nhưng không có thời gian mang đi khám.
Thế đấy, sau khi xét nghiệm và MSCT trả về là bệnh Lymphoma ác tính di căn não, đã di căn phổi, bị đái tháo đường kèm theo suy thận…bệnh đã quá nặng và không thể cứu chữa. Trước đó, chị cũng đã phải lặng người đi khi chứng kiến sự ra đi của một ông bố mới 50 tuổi. Đứa con gái khóc ngất mà nức nở “giá mà em thường xuyên về nhà nhiều hơn, giá mà em không tin lời bố rằng bố vẫn khỏe thì…em sai rồi chị ơi”..
Nghiễm nhiên, càng già đi tôi càng sợ cấp cứu. Không phải vì tôi yếu đi, không phải vì tôi sợ bị phơi nhiễm hay áp lực. Mà điều tôi sợ nhất là phải chứng kiến cái đau khổ nhất sâu thẳm bên trong một con người. Sinh ly tử biệt có nỗi đau nào xót xa hơn.
2 giờ sáng, một bệnh nhân 23 tuổi, bị HIV nhập viện
Nhìn thân thể gầy gò, xanh xao, gương mặt hốc hác già hơn so với tuổi, mái tóc vàng khè…của người thanh niên trên giường bệnh. Tôi nghĩ thầm chắc cũng vào dạng ăn chơi hay đua đòi thì mới thế.
Nhưng khi chị đề nghị nhập viện điều trị thì anh chàng này không đồng ý vì không có tiền. Không thể gọi người nhà vì bố mẹ ly dị từ khi anh còn rất nhỏ và ở với bà ngoại già yếu nên không có tiền.
Cuộc đời có thể ngắn đi hay dài thêm là do ta. Đứng trước quyết định lớn ta nên suy sét, vì có thể những người thân của ta cũng sẽ bị liên lụy. Tiếng thở dài của chị cũng chẳng làm cho đêm trực bệnh viện ngắn thêm chút nào. Màn đêm bao phủ. Và những con người lầm đường lạc lối ấy sẽ về đâu khi sinh ra trong những mái ấm không vuông tròn như thế. Vậy mới nói sinh con rất dễ, nhưng nuôi dưỡng con lại rất khó! Thậm chí khó vô cùng. Đừng vì vị kỷ mà làm khổ con trẻ nhé, người lớn!
Người nữ bác sỹ chịu hi sinh
Dẫu họ có cố thể hiện vì họ muốn được chú ý, muốn xã hội công nhận. Họ sợ bị lạc loài mà thôi.
Cận kề cái chết và điều ở lại
Cuối cùng là bệnh nhân bị ung thư thực quản, được cho về nhà, bệnh viện không điều trị bị đau bụng. Ông ta la hét, quát nạt rằng sao không có bác sỹ chữa trị, để ông ta đau đớn.
Lẽ ra lúc người ta gần với cái chết nhất cũng là lúc nỗi niềm thống khổ được giải tỏa. Ông ta phải là người kém so đo, kém sân si nhất với bác sỹ, y tá bận rộn. Thế nhưng đằng lại bị nỗi đau làm cho chìm sâu trong đó, để lại chỉ là tiếng thở dài và cái lắc đầu.
Vậy nên mới biết người bác sỹ thấu hiểu sẽ biết được nên sống như thế nào.
Trang Minh – Caodangykhoa.vn