Nghề Y ở Việt Nam sướng hay khổ?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cứ mỗi lần cởi chiếc áo Blouse trắng ướt đẫm mồ hôi ra, thì ý định sẽ bỏ cái nghề được mệnh danh là nghề đặc biệt cao quý. Nghề Y ở Việt Nam sướng hay khổ mà nhiều thí sinh THPT lại ước mơ trở thành thầy thuốc?

Xem thêm:  Hướng dẫn xét tuyển Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội năm 2016

Cao đẳng Y Dược xét tuyển học bạ

Cao đẳng Y Dược xét tuyển học bạ

Cứ mỗi mùa thi, hàng triệu thí sinh tốt nghiệp THPT lại tranh nhau ứng tuyển vào các trường y khoa với ước mơ sẽ trở thành thầy thuốc. Chắc hẳn trong thâm tâm các em thầm nghĩ: làm Nghề Y sướng thật!

Làm Nghề y sướng ở chỗ mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu, suốt ngày làm việc trong phòng lạnh dù nhiệt độ ngoài trời nóng như đổ lửa, lúc nào cũng quần áo Blouse trắng tinh tươm, đi đến đâu cũng được mọi người ngưỡng mộ vì là Thầy thuốc. Những năm đầu khi ra trường, Thầy thuốc mới tốt nghiệp trường cao đẳng Y chưa thể tự đảm nhận được việc khám chữa bệnh mà phải phụ giúp cho các Bác sĩ “già kinh nhiệm” nên được coi là lính mới và thường phải trực đêm triền miên ở bệnh viện. Thậm chí khi đi chơi với bạn gái mà vẫn ngáp ngắn, ngáp dài do đa phần các ca trực là phải thức trắng đêm. Ý định ngày mai sẽ bỏ nghề y cứ lớn dần, cho đến lúc được vạ vật đâu đó nghỉ chợp mắt được vài phút. Tất cả những điều đấy vẫn không là gì so với sự ám ảnh mà người Thầy thuốc phải chịu, những trường hợp bệnh không phải hiểm nghèo nhưng do người bệnh quá nghèo phải xin về để được gia đình “chăm sóc”… Sự ám ảnh đôi khi xuất hiện ngay cả lúc đang vui khi xum họp cùng gia đình, người thân.

Cứ học ngành y thì sẽ biết sướng hay khổ?

Ngành Y đặc thù nên phải đào tạo đặc biệt, thời gian học ngành y dài và vất vả gấp đôi so với các ngành học khác. Ngoài việc học lý thuyết y khoa trên giảng đường, sinh viên ngành y phải thực hành, thực tế tại bệnh viện, trực đêm cùng các Bác sĩ để tích luỹ những kinh nghiệm thực tế, xử lý những ca cấp cứu…

Học tập vất vả hơn các ngành học khác nhưng khi ra trường lương của một điều dưỡng viên khoảng 4 triệu cộng với các khoản trợ cấp ngành nghề độc hại, trực đêm, tăng ca thì tổng cộng được khoảng 7 triệu/tháng. Đây là thu nhập thực tế của những “thiên thần áo trắng”!

xet-tuyen-cao-dang-dieu-duong-ha-noi-nam-2016

Còn một thực tế khác là:

Khi người bệnh phàn nàn sao bệnh viện đông quá, chật quá, ít giường quá và ít bác sĩ quá…để phục vụ thượng đế mà không cần hiều điều kiện của bệnh viện công thì nhân viên y tế là người đầu tiên phải hứng rác những phản ánh “rất bức xúc” đến chuyên môn và thái độ. Điều mà người thầy thuốc sợ nhất là khi có phản ánh về thái độ làm việc, không cần biết là nguyên nhân như thế nào thì nhân viên y tế sẽ phải làm bản tường trình và có thể sẽ bị trừ mất “khen thưởng” của tháng, một thu nhập không nhỏ so với lương căn bản của cán bộ y tế bệnh viện. Khi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân bạo hành, hăm dọa, vì bất kỳ lý do gì, nhân viên y tế cảm thấy cực kỳ đơn độc. Lỡ xui thì tự chịu nhé!

Thầy thuốc phải coi người bệnh là thượng đế?

Đây chính là thực tế xã hội yêu cầu lúc nào cán bộ y tế cũng phải niềm nở, vui vẻ, và xem bệnh nhân là “thượng đế”! Nhưng mỗi khi Bộ y tế muốn tăng viện phí để tính đúng, tính đủ chi phí khám chữa bệnh thì “thượng đế” lại phản đối mà không cần biết là mớ rau năm trước 1000 đồng, bây giờ tăng gấp đôi nhưng viện phí thì không muốn tăng dù chỉ một đồng. Cán bộ Y tế cũng là những con người phải lo cơm áo, gạo tiền, điện nước, đóng học phí cho con sòng phẳng như bao người khác trong xã hội nhưng không ai muốn “cho” Thầy thuốc tăng thu nhập.

Bạn có muốn làm “Thiên thần Blouse trắng” hay không?

Trả lời lý thuyết rất dễ, vì là người thầy thuốc, phải biết hy sinh cho bệnh nhân, phải biết yêu thương bệnh nhân hơn bản thân mình, phải biết cống hiến mà không đòi hỏi và nhiều bài giảng đạo đức nữa …. Nhưng trải qua những năm tháng học nghề y, rồi hành nghề y thật sự mới biết được điều đó có dễ thực hiện không?

Bạn hãy thử gặp 100 người “không bệnh” cười với họ trong một buổi sáng thôi, để xem các bạn có thấy cạn kiệt sức lực không? Đừng nói đến việc gặp 100 bệnh nhân nheo nhóc, kèm theo người nhà, trong một môi trường đầy căng thẳng, bệnh tật, chết chóc mỗi ngày!

Công việc của người làm nghề y – trực đêm xong làm luôn buổi sáng, khám bệnh và chào bệnh nhân!

Có thầy thuốc tâm sự thật sự rằng, nếu thật sự gọi nhân viên y tế là “thiên thần áo trắng” nhưng thực ra chúng tôi là những “thiên thần bị đày đọa”, còn nếu gọi “Thầy thuốc như mẹ hiền” thì chúng tôi là những “người mẹ bị bạo hành gia đình” mà không có một tổ chức xã hội nào vào can thiệp! Phải chăng xã hội đã đòi hỏi quá nhiều vào người nhân viên y tế?

cao-dang-y-khoa-ha-noi-tuyen-sinh-2016

Bác sĩ Linh thị Công cũng đã từng khuyên sinh viên Y khoa Pasteur: “học ngành y thì phải chấp nhận thiệt thòi” còn muốn làm giàu một cách sòng phẳng như bao ngành nghề khác thì đừng chọn học nghề y. Nếu bạn có một tấm lòng nhân nhậu, vị tha, biết yêu thương chia sẻ nỗi đau của người không may mắc bệnh và dám chấp nhận hi sinh, thiệt thòi vì y nghiệp.

Hãy đăng ký học Cao đẳng Y Hà Nội tại địa chỉ Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội.(Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).

Tư vấn: 09.8258.8258