Lệ phí đăng ký NV của hơn 100.000 thí sinh không xét tuyển sẽ đi đâu?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo như thống kê từ phía Bộ GD&ĐT có hơn 100.000 thí sinh không đủ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, vậy số tiền này không được trả lại thì sẽ đi về đâu?

Thí sinh không trúng tuyển vẫn phải đóng lệ phí

Thí sinh không trúng tuyển vẫn phải đóng lệ phí

Trong năm nay, bộ GD&ĐT cho phép các thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng, tuy nhiên thí sinh đăng ký bao nhiêu nguyện vọng thì phải đóng lệ phí xét tuyển từng đó nguyện vọng. Đáng lưu ý nhất là thí sinh không đủ điều kiện xét tuyển nhưng vẫn phải nộp lệ phí.

Thí sinh không trúng tuyển vẫn phải đóng lệ phí

Theo thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có được, có tới hơn 100.000 thí sinh đã đóng lệ phí đăng ký xét tuyển nhưng không đủ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào không được hoàn lại tiền dù không thể tiếp tục tham gia xét tuyển.

Nếu tính trung bình mỗi thí sinh đăng ký 4 – 5 nguyện vọng (NV) (30.000 đồng/NV) thì số tiền lệ phí này lên tới 12 – 15 tỉ đồng. Cũng theo số liệu từ một địa phương, trong số gần 9.000 TS đăng ký dự thi thì có trên 6.500 thí sinh đăng ký xét tuyển. Trong số này có khoảng 30% thí sinh không đạt điểm sàn của Bộ (tức không đủ điều kiện tham gia xét tuyển bằng kết quả thi), tương đương gần 2.000 thí sinh. Tính trung bình mỗi thí sinh đăng ký từ 6 – 7 nguyện vọng, số tiền lệ phí thu được từ thí sinh không tham gia xét tuyển tại địa phương này ở mức 360 – 420 triệu đồng.

Lệ phí xét tuyển sẽ không được trả lại kể cả không trúng tuyển

Lệ phí xét tuyển sẽ không được trả lại kể cả không trúng tuyển

Lệ phí xét tuyển sẽ không được trả lại kể cả không trúng tuyển

Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết: “Để thí sinh đăng ký xét tuyển, các điểm đăng ký cần thực hiện nhập dữ liệu của thí sinh, các sở GD-ĐT và Bộ phải rà soát để đảm bảo dữ liệu chuẩn xác (làm sạch dữ liệu) và giải quyết những phát sinh do thí sinh hoặc người nhận đăng ký xét tuyển sơ suất, tổng hợp dữ liệu để chuyển cho các trường Đại học phân tích”. Chính vì vậy, số tiền lệ phí xét tuyển mà các thí sinh đã đóng không thể trả lại.

Số tiền này sau khi thu từ thí sinh sẽ được phân bổ đều cho 3 nơi: Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT và trường Đại học (mỗi nơi tối đa 10.000 đồng/NV). Ngay sau khi hoàn tất thời gian đăng ký, Sở giữ lại 1/3 số tiền, chuyển vào tài khoản của Bộ 1/3 và chuyển vào tài khoản của trường Đại học 1/3. Lệ phí này sẽ phục vụ cho quá trình thu nhận hồ sơ dự thi và xét tuyển, không dùng cho việc tổ chức kỳ thi.

Nguồn: Caodangykhoa.vn