Bí kíp nhỏ giúp bạn “chinh phục” môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPT Quốc gia


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong tất cả những môn thi THPT Quốc gia thì riêng môn Ngữ Văn vẫn giữ nguyên hình thức tự luận, vậy phải làm thế nào để các thí sinh “chinh phục” được môn học khó nhằn này.

Những điều lưu ý khi làm bài môn Ngữ Văn

Những điều lưu ý khi làm bài môn Ngữ Văn

Các dạng bài tập làm văn bao giờ cũng khiến học sinh nghĩ “nát óc” với những bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học… Đặc biệt với dân ban tự nhiên thì việc làm văn cũng giống như một “cực hình”, vậy có giải pháp gì tốt nhất để làm những bài tập này một cách trôi chảy nhất, đạt điểm cao nhất trong kỳ thi kết thúc học kỳ 1 và đặc biệt là cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Ngày hôm nay, hãy cùng đồng hành với ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng “nắm lòng” những bí kíp nhỏ để vượt qua môn Ngữ Văn một cách tốt nhất.

Những điều lưu ý khi làm bài môn Ngữ Văn

Trước tiên để đạt được điểm cao môn Ngữ Văn bạn cần phải trình bày sạch đẹp, rõ ràng, những bài thi sạch sẽ ít tẩy xóa sẽ ghi lại ấn tượng tốt cho người chấm. Ngoài kiến thức mà mình có được thì đây chính là tuyệt chiêu làm bài để ghi điểm trước các thầy cô. Lưu ý cách trình bày trong bài thi các thí sinh nên viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch, câu chủ đề đặt ở đầu đoạn để các ‎ý trong bài văn nổi bật, thu hút người chấm, mỗi đoạn văn nên lùi vào từ 1 đến 2 cm. Khi làm bài tập môn này không nên lập dàn ý chi tiết mà hãy gạch những ý chính từ đó triển khai vào bài văn của mình, chỉ nên vạch ra một số ý chính theo yêu cầu của đề, rồi vừa nghĩ vừa viết.

Bí kíp nhỏ giúp bạn "chinh phục" môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPT Quốc gia

Bí kíp nhỏ giúp bạn “chinh phục” môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPT Quốc gia

Bí kíp khi làm bài nghị luận văn học

Một bài thi môn Ngữ Văn bao giờ cũng bắt thí sinh làm 2 dạng đó chính là nghị luận xã hội và nghị luận văn học, trong bài nghị luận văn học các thí sinh cần phải nắm được những kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm… từ đó mới có thể phân tích bài nghị luận văn học. Học thật sâu và nắm vững được những cách phân tích, thao tác  về đoạn văn, bài thơ, trích đoạn, tác phẩm văn xuôi. Sau đó so sánh, khái quát, tổng hợp những dẫn chứng cụ thể theo đúng chủ đề, rồi tìm ra những điểm giống và khác nhau điều đặc biệt là phải xâu chuỗi được kiến thức.

Ở các tác phẩm thơ phải thật chú ý đến cách gieo vần, nhịp điệu của tác phẩm, cấu trúc và biện pháp tu từ của từng khổ thơ. Từ đó phân tích và so sánh hình ảnh được sử dụng…

Tác phẩm văn xuôi cần phải chú trọng tới cốt truyện, nhân vật chính phụ làm nên tác phẩm, những dẫn chứng cần phải chính xác, không bắt thí sinh phải học thuộc lòng cả văn bản thế nhưng những câu nói đắt giá làm nên hình tượng nhân vật thì phải nhớ chuẩn xác. Các tình huống được dựng lên trong tác phẩm như thế nào, chúng là mạch dẫn đến những “nút thắt” trong câu chuyện và nhân vật đã phải gỡ “nút thắt” ra sao? Các tình huống, giá trị nội dung, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của câu truyện.

Mẹo nhỏ khi làm bài văn nghị luận xã hội

Mẹo nhỏ khi làm bài văn nghị luận xã hội

Mẹo nhỏ khi làm bài văn nghị luận xã hội

Theo giảng viên liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội văn nghị luận xã hội bao giờ cũng yêu cầu các thí sinh bình luận về một trong những vấn đề xã hội mà mình cần phải chứng minh luận điểm, luận cứ… Lúc này thí sinh cần phải xác định đúng kỹ năng, phương pháp và những kiến thức mình cần có để làm bài thi một cách tốt nhất. Trong bài nghị luận xã hội phải trình bày được những quan điểm, suy nghĩ, thái độ và cách nhìn nhận vấn đề, đánh giá của bản thân về vấn đề được đưa ra chứ không phải cứ đưa thật nhiều dẫn chứng trong đời sống xã hội vào  để chứng minh được luận điểm đó.

Bài nghị luận xã hội sẽ chỉ cần khoảng 4 dẫn chứng, không nên đưa quá nhiều hoặc quá ít, các dẫn chứng phải được chọn lọc, giàu sức thuyết phục, đưa vào bài văn một cách khéo léo để người đọc cảm thấy liền mạch, không bị đứt quãng. Nên nhớ điều quan trọng nhất của bài văn nghị luận xã hội đó chính là quan điểm của người đọc, nói lên được suy nghĩ của người viết chứ không phải chỉ dựa vào dẫn chứng.

Một mẹo nhỏ nữa để giúp các bạn vượt qua bài văn nghị luận xã hội đó chính là đọc nhiều tin tức thời sự, báo chí các sự kiện xã hội tiêu biểu để có thêm nhiều kiến thức cũng như những dẫn chứng thuyết phục.

Trên đây là những mẹo nhỏ giúp các thí sinh vượt qua môn Ngữ văn, chỉ cần nắm được những bí kíp này học sinh có thể hoàn thành tốt bài thi môn Văn kể cả khó nhằn nhất.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Caodangykhoa.vn