Vàng da sơ sinh xảy ra phổ biến với hơn 50% trẻ gặp phải, khi da và phần lòng trắng mắt trẻ chuyển màu vàng do trẻ có hàm lượng bilirubin cao trong cơ thể. Vậy bệnh gây biến chứng cho hệ thần kinh như thế nào?
- Tìm hiểu triệu chứng và tiến bộ trong điều trị bệnh thoái hóa khớp
- Bệnh viêm mũi dị ứng có thể phòng bệnh như thế nào?
- Bệnh viêm mũi dị ứng có thể phòng bệnh như thế nào?
Bệnh vàng da thường xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên trẻ ra đời
Tuy nhiên, một số trường hợp, vàng da sơ sinh bệnh lí không được chữa trị kịp thời, làm tích tụ lượng bilirubin trong cơ thể khiến trẻ có thể bị điếc, bại não hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác về thần kinh.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Một số nguyên nhân vàng da sơ sinh ở trẻ như sau:
- Trẻ sinh non (trẻ được sinh ra trước tuần 37 của thai kỳ).
- Trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ do gặp khó khăn trong việc bú sữa hoặc mẹ của trẻ chưa có đủ sữa.
- Trẻ có nhóm máu không tương thích với nhóm máu của mẹ. Khi đó, sữa mẹ có thể đưa một lượng kháng nguyên vào tiêu diệt hồng cầu của trẻ, gây nên sự tăng đột ngột lượng bilirubin trong máu.
Một số nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh khác: bị bầm tím khi sinh hoặc chảy máu trong, các vấn đề về da, nhiễm trùng, sự suy giảm chức năng enzyme, sự bất thường trong hồng cầu.
Triệu chứng và biến chứng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng hệ thần kinh như thế nào?
Theo các bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết triệu chứng vàng da sơ sinh bệnh lý đầu tiên cha mẹ cần để ý đó là màu vàng ở da và mắt của trẻ. Dấu hiệu này có thể bắt đầu trong vòng 2-4 ngày sau sinh và từ trên đầu xuống dưới toàn thân.
Lượng bilirubin cũng tăng đáng kể trong 3-5 ngày đầu đời.
Nếu ấn nhẹ một ngón tay vào da trẻ làm vùng da đó chuyển màu vàng, đó có khả năng là do vàng da bệnh lý ở trẻ.
Biến chứng vàng da sơ sinh gây nguy hiểm đến hệ thần kinh: Bệnh vàng da nhân não (Kernicterus) là biến chứng thần kinh nguy hiểm khi trẻ không được chữa vàng da sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh có hàm lượng bilirubin cao trong máu mà không được điều trị, loại protein này sẽ đi xuyên qua lớp mô mỏng ngăn cách não và máu, gọi là vách ngăn máu não (blood-brain barrier).
Một số triệu chứng của bệnh vàng da nhân não:
- Ăn uống kém;
- Dễ bị kích thích;
- Hay khóc thét;
- Ngủ li bì;
- Thở ngắt quãng ngắn;
- Cơ bắp mềm;
- Khi bệnh vàng da nhân não tiến triển, một số triệu chứng có thể quan sát thêm là co giật, co cứng cơ và có thể khiến trẻ bị đau ở lưng và cổ.
Nếu những tổn thương và khu vực thần kinh trở nên nghiêm trọng, trẻ có thể gặp phải những vấn đề như:
- Bại não.
- Giảm thính giác.
- Khó tiếp thu trong học tập.
- Co giật không tự nguyện các bộ phận cơ thể.
- Vấn đề với thị giác: trẻ thường có xu hướng nhìn lên trên hoặc sang hai bên thay vì nhìn thẳng về phía trước.
- Răng kém phát triển, dễ bị vỡ, rụng, chảy máu.
Cách chẩn đoán vàng da sơ sinh ở trẻ là gì?
Hầu hết các bệnh viện sẽ trả mẹ và bé về trong vòng 72 giờ sau sinh. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần đưa trẻ quay lại bệnh viện để tái khám vì lượng bilirubin tăng cao nhất trong vòng 3-7 ngày đầu đời trẻ sơ sinh.
Màu vàng đặc trưng có thể xác nhận dấu hiệu vàng da ở trẻ, tuy nhiên một số phương pháp thử khác có thể giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh ở trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt.
Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt phát triển bệnh trong vòng 24 giờ đầu đời nên được đo lường lượng bilirubin ngay lập tức qua da hoặc qua đường máu.
Một số phương pháp bổ sung giúp xác định các bệnh lý liên quan gây nên vàng da ở trẻ sơ sinh như xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm nhóm máu, nhân tố không tương thích Rhesus (Rh), phương pháp xét nghiệm Coomb để xác định lượng hồng cầu bị phá hủy.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể điều trị như thế nào?
Mặc dù có một số mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên cha mẹ không nên tùy tiện thử vì có thể làm trầm trọng hơn những biến chứng trẻ đang mắc phải do hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo cha mẹ nên cho con đi khám vàng da ở trẻ sơ sinh trước khi rời khỏi bệnh viện và đến tái khám trong vòng 3-5 ngày đầu đời của trẻ.
Thông thường, việc chữa trị hội chứng vàng da ở trẻ sơ sinh thể nhẹ là không cần thiết vì bệnh có thể tự khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên trẻ mắc vàng da ở trẻ sơ sinh thể nặng cần được đưa đến bệnh viện để được chữa trị làm giảm lượng bilirubin trong máu. Một số trường hợp ít trầm trọng hơn cha mẹ có thể chăm sóc trẻ vàng da sơ sinh tại nhà.
Một số phương pháp chữa trị phổ biến:
- Quang trị liệu (Liệu pháp ánh sáng): chữa trị bằng ánh sáng. Trẻ sẽ được đặt dưới một dạng ánh sáng đặc biệt và được che phủ bởi tấm nhựa để loại bỏ tia cực tím. Ánh sáng sẽ làm thay đổi cấu trúc phân tử của bilirubin và làm chúng bị thải ra khỏi cơ thể.
- Trao đổi máu: Máu của trẻ sẽ liên tục được lấy ra và thay thế bởi máu của người hiến tặng. Quá trình này sẽ được cân nhắc thực hiện chỉ khi quang trị liệu không có tác dụng do trẻ sơ sinh sẽ cần ở trong phòng chăm sóc đặc biệt.
- Tiêm tĩnh mạch bằng immunoglobulin (IVIg): Trẻ sẽ được truyền immunoglobulin- một dạng protein trong máu làm giảm lượng kháng nguyên từ mẹ đã tấn công hồng cầu của trẻ.
Nếu vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng trở nên nghiêm trọng, phẫu thuật hoặc một số loại thuốc sẽ được các bác sĩ cân nhắc sử dụng.
Hiện nay bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể phòng ngừa được không?
Hiện nay vẫn chưa có cách phòng tránh vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Trong thai kỳ, các mẹ có thể đi kiểm tra nhóm máu của mình. Sau khi sinh, nhóm máu của trẻ sẽ được kiểm định nếu cần thiết để loại bỏ khả năng không tương thích nhóm máu giữa mẹ và trẻ dẫn đến vàng da ở trẻ sơ sinh.
Một số điều cha mẹ nên làm trước khi vàng da ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn như:
- Đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ sữa mẹ. Cho trẻ bú từ 8-12 lần một ngày trong những ngày đầu đời để chắc chắn rằng trẻ không bị thiếu nước, giúp bilirubin được vận chuyển trong cơ thể dễ dàng và nhanh chóng.
- Mẹ không cho con bú tự nhiên có thể cho con bú sữa bình công thức mỗi 2 hoặc 3 giờ trong tuần đầu tiên. Trẻ sinh non hay nhẹ cân có thể bú lượng ít hơn bình thường. Thông báo với bác sĩ nếu cha mẹ lo lắng con mình không nhận được đủ dưỡng chất cần thiết hoặc nếu trẻ không dậy để ăn ít nhất 8 lần trong vòng 24h.
- Cẩn thận theo dõi trẻ trong vòng 5 ngày đầu đời với các dấu hiệu của vàng da ở trẻ sơ sinh ở da hay mắt.
- Trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đến 18 tháng tuổi theo khuyến cáo tổ chức y tế thế giới WHO sẽ cần bổ sung 400 đơn vị IU D3 / ngày nhỏ trước 9h sáng, còn nếu mùa hè phơi nắng 10-15 phút thì đã hấp thụ 80-90 % lượng D3 cần thiết.
Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895