Bác sĩ Pasteur hướng dẫn phác đồ điều trị trứng cá cho tuổi vị thành niên


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh trứng cá gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã, bệnh thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.

Bác sĩ Pasteur hướng dẫn phác đồ điều trị trứng cá cho tuổi vị thành niên

Bác sĩ Pasteur hướng dẫn phác đồ điều trị trứng cá cho tuổi vị thành niên

Tìm hiểu thêm về bệnh trứng cá

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, tuyến bã chịu ảnh hưởng và sự điều tiết hoạt động của rất nhiều các hormon, đặc biệt là hormon sinh dục nam, các hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần.

Bệnh trứng cá là bệnh chuyên khoa da liễu, bệnh thường lành tính có nguyên nhân do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã gây nên. Bệnh trứng cá thường có nhiều biểu hiện khác nhau như: mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang…khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.Theo ước tính có khoảng 80% trường hợp bệnh nhân mắc trứng cá gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.

Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính. Đó là tăng sản xuất chất bã, sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn Propionibacterium acnes.

Mụn trứng cá có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau

Mụn trứng cá có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau

Phác đồ điều trị bệnh trứng cá

Mục tiêu điều trị

  • Chống tiết nhiều chất bã.
  • Chống dày sừng cổ tuyến bã.
  • Chống nhiễm khuẩn.

Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh trứng cá

  • Thuốc sử dụng tại chỗ

Việc điều trị bệnh trứng cá, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân, một số thuốc bôi ngoài da mà bệnh nhân có thể sử dụng như sau:

Retinoid: thuôc có tác dụng tiêu nhân mụn, ngăn sự hình thành nhân mụn, chống viêm…Nhưng cũng có một số tác dụng phụ thường gặp như: khô da, đỏ da, kích ứng da, hồng ban tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng…thường trong tháng đầu điều trị, nhưng cũng có thể trong suốt quá trình điều trị.

Benzoyl peroxid: Benzoyl peroxid có tác dụng diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Thuốc làm giảm đáng kể P. acnes và acid béo tự do ở tuyến bã, ngoài ra tác dụng chống viêm và tiêu nhân mụn. Thuốc có nhiều dạng khác nhau như cream, gel và chất làm sạch có nồng độ từ 2,5-10%. Benzoyl peroxid có thể gây một số tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng. Nên bôi thuốc vào buổi chiều tối để làm giảm nhạy cảm ánh sáng.

Kháng sinh: Tác dụng: diệt P. acnes, chống viêm trực tiếp thông qua ức chế sự hóa ứng động của bạch cầu trung tính. Dạng thuốc: dung dịch tan trong cồn (ví dụ clindamycin và erythromycin) hoặc gel và lotion để làm giảm kích thích da. Hiện nay dùng dạng phối hợp thuốc có thể làm giảm sự đề kháng (ví dụ erythromycin 3% với benzoyl peroxid 5% hay clindamycin 1% với benzoyl peroxide 5%).

Acid azelaic: Thuốc có tác dụng ngăn chặn nhân mụn, kìm khuẩn, nhưng cũng có thể gây nên cảm giác ngứa và cảm giác bỏng tại chỗ.

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc  toàn thân - kháng sinh để điều trị bệnh

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc  toàn thân – kháng sinh để điều trị bệnh

  • Thuốc dùng toàn thân – kháng sinh

Doxycyclin: 100 mg/ngày x 30 ngày sau đó 50 mg/ngày x 2 – 3 tháng.

Tetracyclin 1,5 g x 8 ngày hoặc 0,25 g/ngày x 30 ngày (hoặc cho đến khi khỏi).

Trường hợp không có chỉ định của nhóm cycline, có thể dùng kháng sinh nhóm macrolide thay thế. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây nhạy cảm với ánh sáng (tetracyclin, doxycyclin), rối loạn tiêu hóa (erythromycin).

Thuốc dùng toàn thân – Isotretinoin: Tác dụng: ức chế sự sản xuất chất bã, thúc đẩy quá trình tiêu sừng. Liều dùng: tấn công: 0,5 – 1 mg/kg/ngày x 4 tháng. Duy trì: 0,2 – 0,3 mg/kg/ngày x 2 – 3 tháng. Tác dụng phụ: khô da, bong da, môi, loét miệng, kích thích mắt.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuosc dùng toàn thân khác như: Hormon, thuốc đối kháng androgen có nguồn gốc tự nhiên, Vitamin B2; biotin; bepanthen; kẽm. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của các Bác sĩ chuyên khoa.

Cao đẳng Y tế Hà Nội tổng hợp