Bí quyết dành điểm “trọn” môn Giáo dục công dân từ đề thi tham khảo


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Để thí sinh có thể dành trọn vẹn điểm môn Giáo dục công dân trong kì thi THPT Quốc gia năm 2018, một số Giáo viên đã đưa ra phân tích, kỹ năng làm tốt bài thi môn học này.

Bí quyết dành điểm “trọn” môn Giáo dục công dân từ đề thi tham khảo

Bí quyết dành điểm “trọn” môn Giáo dục công dân từ đề thi tham khảo

Tổ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân tại  một Trường THPT tại tỉnh Phú Thọ đã phân tích chi tiết đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018, đồng thời đưa ra lời khuyên cho học sinh để ôn tập, làm tốt bài thi môn học này.

Năm 2018 sẽ có nhiều câu tình huống đòi hỏi tư duy logic

Theo nguồn Tin Giáo dục tuyển sinh năm 2018, đề thi tham khảo theo hình thức trắc nghiệm gồm 40 câu, trong đó mức độ nhận biết, thông hiểu: 20 câu (50%); vận dụng, vận dụng cao 20 câu (50%). Cũng theo cấu trúc đề thi này thì các câu hỏi sẽ được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó để học sinh đi theo thứ tự từ thấp đến cao. Về cơ bản thì cấu trúc này vẫn phải đảm bảo được kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, vì thế học sinh cần phải biết vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể, tăng tính thực tiễn, gắn với phát triển tư duy, năng lực học sinh.

Về nội dung kiến thức có trong cấu trúc đề thi được chia như sau: đề thi sẽ bao gồm kiến thức chương trình học lớp 11 và lớp 12, trong đó chương trình lớp 11 gồm 8 câu (20%), chương trình lớp 12 gồm 32 câu (80%). Theo thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y khoa Hà Nội, đề thi môn Giáo dục công dân đảm bảo được độ phân hóa rõ ràng, theo đó các thí sinh có thể nhận biết từ câu 81 đến câu 100 là những câu kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, đảm bảo thí sinh nếu có học lực tầm trung vẫn có thể được 5 điểm. Từ câu 101 đến câu 120 là những tình huống, giả thiết liên quan đến học phần môn, vì thế phần này đòi hỏi các thí sinh có tư duy logic rất cao, đồng thời các thí sinh phải biết vận dụng kiến thức được học vào tình huống thực tế.

Giữ tâm lý thoải mái, nắm chắc kiến thức môn học để làm tốt bài thi môn Giáo dục công dân

Giữ tâm lý thoải mái, nắm chắc kiến thức môn học để làm tốt bài thi môn Giáo dục công dân

Bật mí cách ôn tập, làm bài thi hiệu quả môn Giáo dục công dân

Theo các giảng viên đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, để các thí sinh có thể đạt trọn vẹn điểm thi cho môn học này thì các thí sinh cần học tập, rèn luyện và phải nắm vững chắc được kiến thức cơ bản nhất. Tiếp đó, các thí sinh sẽ giải quyết được các câu hỏi nhận biết thông hiểu một cách dễ dàng và vận dụng các kiến thức đã học để làm được bài tập tình huống. Đồng thời các thí sinh nên tự bổ sung kiến thức thực tế nhiều hơn nhằm tăng khả năng tư duy khi làm các câu hỏi vận dụng, tự trang bị cho mình tốt các kĩ năng và thường xuyên được làm các dạng đề để có kĩ năng tốt tăng khả năng ứng phó khi giải quyết các câu hỏi tình huống.

Trong mỗi kì thi, dù dễ hay khó thì các thí sinh cũng không nên chủ quan mà hãy coi đó có thể là những câu hỏi đánh lừa, càng phải cẩn trọng bởi vì các thí sinh có thể bị mất điểm bởi những câu không ngờ đến nhất. Đối với câu tình huống thì đầu tiên các thí sinh nên gạch chân vào cụm từ thể hiện trọng tâm câu hỏi để từ đó hình dung ra kiến thức cần để vận dụng trả lời câu hỏi tình huống đó. Cuối cùng bạn gạch chân vào những nhân vật có liên quan và đưa ra kết quả cuối cùng. Giữ tâm lý thoải mái để khoanh tròn đáp án ưng ý nhất.

Bí quyết dành điểm “trọn” môn Giáo dục công dân từ đề thi tham khảo được rất nhiều các thí sinh vận dụng thành công và hiệu quả, dù ở cuộc thi nào kiến thức, sự tự tin, không chủ quan là yếu tố quan trọng nhất, đây không chỉ là bí quyết riêng cho môn Giáo dục công dân mà còn là những bí quyết chung cho các môn còn lại trong kỳ thi THPT Quốc gia.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Hà Nội