Kỹ thuật viên xét nghiệm cần lưu ý khi làm Xét nghiệm Y học


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong Y học hiện đại thường sử dụng một số kỹ thuật xét nghiệm phổ biến như Xét nghiệm máu, Xét nghiệm nước tiểu, Xét nghiệm sinh hoá…Dù thực hiện kỹ thuật xét nghiệm y khoa nào cũng cần lưu ý những điều sau.

nhung-luu-y-khi-lam-xet-nghiem-mau

Thời điểm lấy máu làm Xét nghiệm Y tế tốt nhất là vào buổi sáng

Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Bởi đây là thời điểm đảm bảo nhất, khi bạn đói bụng, không ăn bất cứ thứ gì trước khi làm xét nghiệm. Do một số loại xét nghiệm yêu cầu phải nhịn ăn 12 tiếng trước khi lấy mẫu máu. Do vậy, sau một đêm ngủ hầu như người bệnh sẽ không còn gì trong dạ dày.

Các kỹ thuật viên Xét nghiệm Y học chứng minh rằng thức ăn được tiếp nạp vào cơ thể sẽ khiến tăng lượng đường hoặc mỡ trong máu, khiến cho kết quả xét nghiệm không còn được chính xác nữa. Chính vì thế, người bệnh thường được khuyên nhịn ăn trước khi thực hiện lấy mẫu máu. Tuy nhiên, không phải tất cả các xét nghiệm đều phải nhịn ăn, những xét nghiệm nào cần chú ý bác sĩ sẽ nhắc nhở trước với người bệnh.

Không phải xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn ăn

– Các bệnh liên quan đường và mỡ (đái tháo đường)

– Các bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…)

– Các bệnh về gan mật

Khoảng 300 xét nghiệm khác như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer… không yêu cầu người bệnh nhịn đói. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện lấy máu, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào, dù uống hay là tiêm nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Thực hiện xét nghiệm chất thải cơ thể cần chú ý

– Chuẩn bị chu đáo dụng cụ đựng bệnh phẩm và cách lấy bệnh phẩm

– Trước khi làm xét nghiệm nước tiểu, người bệnh cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ với nước máy

– Tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc acid để thụt rửa bên ngoài bộ phận sinh dục vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

– Cách lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm: người bệnh đi một chút nước tiểu, sau đó mới lấy phần nước tiểu giữa dòng vào ống đựng vô khuẩn do nhân viên y tế chuẩn bị trước và gửi đi làm xét nghiệm

– Trong Xét nghiệm phân, người bệnh phải được chuẩn bị trước về tâm lý cũng như dụng cụ đựng bệnh phẩm. Đồng thời, nhân viên y tế cần hướng dẫn người bệnh lấy mẫu phân ở những chỗ có nhầy, máu, lỏng…

Những chú ý khi làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung

ky-thuat-vien-xet-nghiem-co-cong-viec-on-dinh

– Chỉ thực hiện trên những phụ nữ đã có quan hệ tình dục

– Tuyệt đối không làm xét nghiệm khi người bệnh đang có hành kinh hoặc đang có ra máu âm đạo

– Với những người đang có viêm nhiễm hoặc đang đặt thuốc điều trị viêm âm đạo nếu cần thiết phải làm xét nghiệm có thể trì hoãn làm xét nghiệm này sau lần sạch kinh của tháng tới

– Không thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung cho người đang mang thai

– Thời gian làm xét nghiệm y học tốt nhất là ngày thứ 15 sau ngày hành kinh đầu tiên hoặc sau khi sạch kinh từ 7 – 10 ngày.

Thí sinh quan tâm đến ngành Kỹ thuật viên xét nghiệm Y học có thể xem chi tiết tại Website Trường Cao đẳng nghề Y Dược Pasteur: https://caodangykhoa.vn/.

Địa chỉ Trường Cao đẳng nghề Y Dược Pasteur:

Cơ sở đào tạo tại Hà Nội: phòng 105 nhà B – 131 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Hà Nội. Số điện thoại: 09.8258.8258

Cơ sở đào tạo tại TP.HCM: Số 37/3-37/5 Ngô Tất Tố – Phường 22 – Quận Bình Thạnh – Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại tư vấn: 08.6295.6295 – 09.6295.6295