Cùng B.s Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu sinh lý phụ khoa


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sinh lý phụ khoa nghiên cứu tất cả những vấn đề có liên quan đến những thay đổi về tính chất sinh dục và hoạt động sinh dục của người phụ nữ, chủ yếu là những hoạt động của bộ phận sinh dục nữ

Sinh lý phụ khoa nghiên cứu về những hoạt động sinh dục của nữ giới

Sinh lý phụ khoa nghiên cứu về những hoạt động sinh dục của nữ giới

Bộ phận sinh dục nữ có chức năng sinh sản đảm bảo sự thụ tinh, sự làm tổ và sự phát triển của trứng trong tử cung. Kinh nguyệt là hoạt động có tính chu kì, phụ thuộc vào trục dưới đồi – tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết hormon GnRH kích thích tuyến yên tiết LH, FSH, các hormon này lại kích thích buồng trứng tiết hormon sinh dục là Estrogen và Progesteron.

Cùng tìm hiểu sinh lý phụ khoa của phụ nữ

Buồng trứng có 2 buồng, có chức năng ngoại tiết tạo noãn chín và chức năng nội tiết tiết các hormon sinh dục.

Noãn nang là đơn vị hoạt động của buồng trứng. Khi còn là thai nhi 20 tuần tuổi, 2 bên buồng trứng có 1,5 – 2 triệu nang noãn nguyên thủy. Bé gái ra đời có khoảng 200.000 – 300.000 nang noãn. Khi đến tuổi dây thì có khoảng 20.000 – 30.000 nang noãn do nang noãn bị thoái hóa teo đi. Buồng trứng không có khả năng sản sinh nang noãn mới, các nang trên đà thoái triển từ từ vì vậy nếu được thụ tinh muộn , phôi hình thành bị đe dọa về thể chất…

Nang noãn có sự phát triển như thế nào?

Trong mỗi vòng kinh có một nang noãn phát triển thành nang Graaf. Dưới tác dụng của FSH nang noãn lớn lên, dưới tác dụng của LH nang noãn chín nhanh và xảy ra hiện tượng phóng noãn. Phần còn lại của nang sẽ biến đổi thành hoàng thể, cuối chu kì kinh nguyệt LH giảm làm hoàng thể teo, trở thanh bạch thể (vật trắng).

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Hộ sinh

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Hộ sinh

Nang noãn có chức năng nội tiết như thế nào?

  • Tế bào vỏ nang tiết Estrogen
  • Tế bào hạt của Hoàng thể tiết Progesteron
  • Các tế bào rồn buồng trứng tiết Androgen

1. Estrogen

Được tiết ra từ buồng trứng dưới sự kích thích của LH, FSH.

Có 2 đỉnh tiết Estrogen trong một chu kì:

Đỉnh 1: trước ngày phóng noãn, sự tăng Estrogen dẫn đến đỉnh cao của LH tạo nên sự phóng noãn.

Đỉnh 2: Sau khi phóng noãn một tuần, thời điểm hoạt động mạnh nhất của Hoàng thể.

Chức năng của Estrogen:

  • Cơ tử cung: phát triển sợi cơ tử cung, làm nhạy cảm cơ tử cung với oxytocin, dễ gây xảy thai.
  • Niêm mạc tử cung: tăng sinh niêm mạc tử cung, nếu dư thừa gây ung thư niêm mạc tử cung.
  • Cổ tử cung: tăng tiết chấy nhày trong và loãng; cổ tử cung mở rộng tạo điều kiện cho tinh trùng thâm nhập.
  • Âm đạo: phát triển biểu mô âm đạo, dày thành âm đạo; làm biểu mô âm đạo chứa glycogen, tạo ra môi trường âm đạo toan tính (pH: 4,5 – 5,5), giúp bảo vệ âm đạo với sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Tác dụng khác:

+ Vú: phát triển tuyến sữa và mô đệm của vú.

+Giữ canxi trong xương.

+ Phát triển các tuyến trong âm hộ (tuyết tiết chất nhày).

+ Tăng nhu cầu tình dục.

+ Giữ muối, nước.

2. Progesteron

Theo các Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Progesteron được tiết ra từ Hoàng thể trong nửa sau chu kì kinh nguyệt.

Chức năng của Prrogesteron như sau:

  • Cơ tử cung: phát triển cơ tử cung, làm giảm nhạy cảm cơ tử cung với oxytocin có tác dụng giữ thai (hormon trợ thai).
  • Niêm mạc tử cung: teo niêm mạc tử cung, điều trị ung thư niêm mạc tử cung.
  • Cổ tử cung: ức chế tiết chất nhày; chất nhày đục và đặc, cổ tử cung đóng lại, ngăn cản tinh trùng thâm nhập (sử dụng làm thuốc tránh thai).
  • Âm đạo: bong sớm tế bào biểu mô âm đạo, teo niêm mạc tử cung, giảm khả năng tự vệ của âm đạo (đây là nguyên nhân khiến cho phụ nữ có thai dễ bị nhiễm khuẩn).
  • Tác dụng khác:

+ Vú: phát triển ống dẫn sữa.

+ Giảm phát triển mô liên kết của vú (điều trị u xơ tuyến vú).

+ Lợi niệu, giảm phù.