Xét nghiệm HPV là gì và một số loại xét nghiệm HPV hiện nay


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Xét nghiệm HPV là một loại xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, vậy vì sao nên làm xét nghiệm HPV, đối tượng nào nên làm xét nghiệm này và có những loại xét nghiệm HPV nào?

Xét nghiệm HPV là gì và một số loại xét nghiệm HPV hiện nay

Xét nghiệm HPV là gì và một số loại xét nghiệm HPV hiện nay 

Để tìm hiểu xét nghiệm HPV là gì, đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về virus HPV

Virus HPV là gì?

Virus HPV (viết tắt của từ Human papilloma virus) là một loại virus gây u nhú ở người, đây là căn bệnh lây qua đường tình dục thường gặp nhất trên thế giới hiện nay. Virus HPV gây u nhú ở người và có liên quan đến hầu hết những trường hợp ung thư cổ tử cung (UTCTC).

Con đường lây truyền virus HPV: các nhà khoa học cho biết, virus HPV có thể lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục, chúng lây qua con đường tiếp xúc da với da, tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm.

Xét nghiệm HPV là gì?

GV Trần Thị Yến, giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Xét nghiệm HPV là một thủ thuật y khoa quan trọng khi người bệnh cần tầm soát bệnh xã hội hoặc nguy cơ mắc bệnh ung thư. Xét nghiệm HPV giúp bác sĩ kiểm tra phát hiện sự hiện diện của virus HPV ở người. Xét nghiệm HPV là một loại xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, đối tượng áp dụng là những phụ nữ từ 30 tuổi trở lên.

Vì sao nên làm xét nghiệm HPV?

Các chuyên gia cho biết, Xét nghiệm HPV không thể khẳng định được bạn có bị ung thư hay không mà nó giúp phát hiện loại virus gây ra ung thư cổ tử cung có đang tồn tại trong cơ thể hay không. Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ ung thư cổ tử cung mà bệnh nhân mắc phải.

Đối tượng áp dụng: Chỉ nên thực hiện xét nghiệm HPV cho phụ nữ trên tuổi 30 và không khuyến khích với những người dưới độ tuổi này, bởi virus HPV thường lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra virus HPV có thể lây truyền qua da và niêm mạc, tuy vậy nhiễm trùng HPV có thể tự khỏi được. Việc thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe theo liệu trình của bác sĩ tư vấn sẽ giúp ngăn người quá trình gây ra ung thư cổ tử cung.

Tiêm vắc xin để phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc xin để phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Một số loại xét nghiệm HPV được áp dụng hiện nay

Bác sĩ Dương Trường Giang, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện nay có 3 xét nghiệm giúp phát hiện virus HPV phổ biến gồm:

Cách xét nghiệm chẩn đoán hpv bằng máu: Phương pháp này mang đến kết quả chính xác nhất hiện nay đối với những trường hợp người bệnh nghi ngờ bản thân đang nhiễm virus HPV nhưng chưa có triệu chứng rõ ràng. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Xét nghiệm HPV: Các chuyên gia cho biết, đây là loại xét nghiệm trực tiếp cà cho kết quả nhanh nhất về việc phát hiện virus HPV gây nhiễm trùng, có thể dẫn đến sự thay đổi tế bào ung thư.

Xét nghiệm Pap (Pap smear): Đối với phương pháp này, kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ tiến hành lấy tế bào cổ tử cung phết lên lam kính, sau đó nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Nếu thấy sự hiện diện của các tế bào rỗng thì người bệnh đã bị nhiễm HPV. Phương pháp này chỉ áp dụng với những phụ nữ từ 30 tuổi trở lên.

Xét nghiệm HPV chỉ dành cho đối tượng là phụ nữ, chưa có xét nghiệm hpv nào dùng để phát hiện virus ở nam giới. Tuy vậy các chuyên gia cảnh báo, nam giới có thể bị nhiễm virus HPV và truyền sang bạn tình khi quan hệ tình dục.

Nguồn: caodangykhoa.vn tổng hợp.