Tốt nghiệp Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội làm những công việc gì?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (7 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ngành Điều dưỡng nắm vai trò quan trọng và không thể thiếu không ngành Y tế. Tốt nghiệp Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội có thể làm những công việc gì? Cơ hội ngành Điều dưỡng ra sao?

dieu duong vien co the lam nhung cong viec gi

Ngành Điều dưỡng rộng mở và cơ hội lớn

Sự hội nhập của nhiều quốc gia tạo ra cơ hội rộng mở với ngành Điều dưỡng, bởi nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày 1 tăng. Khi Xã hội cùng điều kiện kinh tế phát triển thì người dân không chỉ tìm đến bệnh viện khi bị bệnh mà còn tìm đến khi có nhu cầu chăm sóc, làm đẹp, thăm khám để được hoàn thiện hơn. Điều đó tạo cơ hội rộng mở cho các Điều dưỡng viên

Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và Y tá trưởng, Y tá điều dưỡng viên có những nhiệm vụ sau:

  • Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc.
  • Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế của bệnh viện, đặc biệt là những quy chế chăm sóc bệnh nhân toàn diện, nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật.
  • Tổ chức tiếp đón, hướng dẫn người bệnh làm các thủ tục hành chính.
  • Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao người bệnh cho y tá điều dưỡng trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng.
  • Hàng ngày đi thăm người bệnh; nhận các y lệnh của bác sĩ về điều trị và kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng trưởng khoa để tổ chức thực hiện.
  • Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, uống thuốc, thực hiện kĩ thuật tiêm thuốc, truyền dịch thay băng, đặt thông, kĩ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho học viên khi được điều dưỡng trưởng khoa phân công.

dieu-duong-vien2

  • Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc.
  • Tổng hợp thuốc đã dùng cho một người bệnh trước lúc ra viện.
  • Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức.
  • Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lí thiết bị, vật tư y tế theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu mua, sửa chữa dụng cụ bị hỏng.
  • Đối với những người bệnh nặng nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều bị xử lí kịp thời.
  • Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định.
  • Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.
  • Báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày, hàng tháng 3, 6, 9 và 12 tháng theo quy định.
  • Ghi cập nhật sổ đăng kí người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong
  • Tham gia thường trực theo sự phân công của điều dưỡng trưởng.
  • Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cu y tế; trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công.
  • Động viên người bệnh an tâm điều trị. Bản thân phải thực hiện tốt quy định y đức.

dieu-duong-vien

Địa chỉ học Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội

Nộp hồ sơ và học tại Phòng tuyển sinh Cao đẳng Y Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội. Điện thoại tư vấn: 09.8258.8258