Phân bố thời gian làm bài thi Toán – Lý – Hóa như thế nào cho hợp lý?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 đang đến rất gần việc nắm được những nguyên tắc cũng như có sự phân bố thời gian làm bài hợp lý là điều vô cùng quan trọng đối với các thí sinh.

Phân bố thời gian làm bài thi Toán - Lý – Hóa như thế nào cho hợp lý?

Phân bố thời gian làm bài thi Toán – Lý – Hóa như thế nào cho hợp lý?

Phân bố thời gian làm bài thi Toán – Lý – Hóa như thế nào cho hợp lý?

Thạc sĩ Toán học Đỗ Trường Giang giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, việc phân bố thời gian làm bài hợp lý cũng là một trong những bí quyết vô cùng quan trọng giúp thí sinh đạt điểm cao trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 sắp tới. Với các môn Toán – Lý – Hóa, thí sinh có thể tham khảo chiến lược phân bổ thời gian dưới đây.

Môn Toán

Thời gian: 90 phút, số lượng câu hỏi là 50 câu với số lượng câu hỏi và thời gian như trên thí sinh sẽ có thời gian làm bài trung bình là 1,8 phút  tuy nhiên một trong những vấn đề thường gặp đó chính là không phải câu nào cũng có độ khó dễ như nhau nên bạn không thể dành đều thời gian cho tất cả các câu. Thí sinh có thể áp dụng phương pháp dành 3 phút đầu để đọc lướt toàn bộ đề bài và nhận định các câu khó dễ trong đề, 30 câu đầu sẽ là lý thuyết và vận dụng thấp nên bạn có thể giải quyết những câu này dễ dàng và nhanh, tính đến đây là bạn đã mất khoảng 33-42 phút. Thời gian còn lại sẽ dùng để giải quyết các câu vận dụng vừa và vận dụng cao.

Thí sinh không nên trình bày theo kiểu tự luận, đi vào chi tiết bởi rất tốn thời gian. Các câu vận dụng ở mức độ vừa không quá khó nhưng tốn thời gian biến đổi. Nếu sắp hết giờ mà vẫn còn nhiều câu chưa giải quyết được, bạn có thể khoanh theo cảm tính và tuyệt đối không bỏ trống câu nào.

Môn Vật lý

Thời gian: 50 phút, số câu: 40 câu, thí sinh nên áp dụng mức thời gian như sau để làm bài thi Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019:

2-3 phút đầu: Đọc lướt toàn bộ đề thi để phân chia các câu khó dễ. Thông thường, với đề Vật lý, từ câu 1 đến câu 26 thường được sắp xếp từ mức đồ dễ đến khó.

12 phút tiếp theo: Những câu đầu chủ yếu gồm lý thuyết dễ – trung bình và những bài tập có thể tìm đáp án sau khoảng 1-2 bước làm.Vì thế, thí sinh làm nhanh phần này trong vòng 12 phút đầu tiên.

13 phút tiếp theo: Các câu còn lại sẽ ở mức độ trung bình đến khó và có những câu vận dụng cao để phân loại thí sinh. Trước tiên hãy đọc qua một lượt các câu hỏi còn lại sau đó khoanh vùng câu nào quen thuộc mà mình đã có kiến thức và từng làm trước đó. Trong 13 phút này, bạn có thể hoàn thành khoảng 8 câu có mức độ trung bình khó.

20 phút sau: Khoảng thời gian này, thí sinh có thể dùng để giải các câu khó, vận dụng cao, những câu chưa giải được ở trên.

2-3 phút còn lại: Thống kê lại đáp án, những câu nào không hề có kiến thức vẫn phải tô đáp án.

Môn Hóa

Thời gian: 50 phút, số câu: 40 câu

2-3 phút đầu: Cũng giống như các môn khác, 2-3 phút đầu, bạn dành để đọc lướt toàn bộ đề thi để phân chia các câu khó dễ. Thường đề Hóa sẽ có khoảng 20  câu lý thuyết và thông hiểu, 20 câu vận dụng và vận dụng cao.

10-15 phút tiếp theo: Làm các câu lý thuyết đọc thấy ngay đáp án đúng và các câu một bước tính là có thể ra đáp án.

10-15 phút tiếp: Làm các câu khó nhưng thấy vẫn có thể làm được, vẫn có kiến thức về nó.

Thời gian còn lại: Làm các câu quá khó và đọc lại tất cả một lượt để tránh bỏ sót câu nào.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp thí sinh có thêm thông tin để hoàn thành bài thi một cách hiệu quả.

Nguồn: caodangykhoa.vn